Thạc Sĩ Một số giải pháp phát triển cảng biển ở khu vực TP. HCM đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​​
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Nam Á bên bờ Thái Bình Dương có vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế rộng lớn, với trên 1 triệu km2, gấp 3 lần so với diện tích đất liền.
    Bờ biển VN trải dài 3.260 km, gồm các tuyến hàng hải quốc tế xuyên Á – Âu và khu vực. Dọc theo bờ biển có rất nhiều vị trí với điều kiện tự nhiên lý tưởng để xây dựng cảng biển. Nhận thức tầm quan trọng của cảng biển đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết số 03 – NQ/ TW, ngày 06/05/ 1993, của Bộ Chính Trị khoá VII, đã chỉ rõ:”Vận tải biển cần phát triển đồng bộ với cảng, đội tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp sửa chữa đóng tàu. Nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển tổ chức lại một cách hợp lý việc quản lý các cảng biển ”. Nhờ đó, trong những năm qua hệ thống cảng biển VN nói chung, hệ thống cụm cảng biển TP. HCM không ngừng được xây dựng, cũng cố và phát triển. Tuy nhiên, việc các Bộ ngành trung ương, các Sở ban ngành ở TP. HCM không ngừng đầu tư xây dựng cảng đã dẫn đến năng lực bốc xếp của các cảng đã cao hơn nhiều so với khối lượng hàng thông qua cảng hay cung đã vượt cầu gây lãng phí trong đầu tư, góp phần tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng trong cụm cảng TP. HCM. Bên cạnh đó cùng với quá trình đô thị hoá các cảng biển khu vực TP. HCM ngày càng nằm sâu trong nội thành. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ách tắt giao thông của thành phố cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của các cảng biển khu vực TP. HCM. Do đó việc di dời các cảng biển ra ngoại thành TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để giảm áp lực giao thông ngày một gia tăng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững các cảng biển. Tuy nhiên, từ nay đến khi di dời cần xây dựng một lộ trình hợp lý để tiếp tục khai thác các cảng biển tránh lãng phí tài sản của nhà nước. Trước những yêu cầu đòi hỏi kể trên cần thiết phải có sự quy hoạch lại hệ thống cảng biển TP. HCM một cách khoa học, hợp lý nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các cảng biển khu vực TP. HCM, cũng như cần xây dựng những giải pháp định hướng về quản lý và khai thác hệ thống cảng biển của khu vực này tạo cơ sở để các cảng khu vực TP. HCM xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển các cảng một cách khoa học, hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở vẫn duy trì những lợi thế của thành phố về cảng biển.
    Xuất phát từ tính cấp thiết đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài : ”Một số giải pháp phát triển cảng biển ở khu vực TP. HCM đến năm 2010”.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    - Nghiên cứu những luận điểm khoa học về cảng biển, những cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển cảng biển và khái quát về tình hình phát triển các cảng biển trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng hoạt động của cụm cảng biển TP. HCM từ đó rút ra những vấn đề tồn tại đang đặt ra hiện nay của cụm cảng cũng những nguyên nhân của nó.
    - Đánh giá sự tác động của các nhân tố vĩ mô, vi mô đến sự phát triển của cụm cảng biển TP. HCM từ đó làm rõ những thách thức cũng như cơ hội đối với cụm cảng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp để phát triển cụm cảng biển TP. HCM đến năm 2010.
    3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn này là phương pháp biện chứng, vận dụng các quan điểm đánh giá khách quan toàn diện, lịch sử. Dựa vào phương pháp này, sự phát triển hệ thống cảng biển TP. HCM được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố tác động đến cảng. Ngoài ra do đặc điểm riêng của việc phát triển cảng trong điều kiện đặc thù của VN, luận văn còn dựa trên những phương pháp luận như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để suy đoán các diễn biến phát triển của hệ thống cảng.
    4. Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm có 3 chương :
    Chương 1: Một số vấn đề về phát triển cảng biển
    Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động của cụm cảng biển TP. HCM.
    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành cảng biển ở khu vực TP.
    HCM đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...