Tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Văn Hoá Doanh Nghiệp tại ACB

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Văn Hoá Doanh Nghiệp tại ACB


    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Lời nói đầu
    Chương 1: Khái quát chung về Văn hóa doanh nghiệp 1
    1.1 Một số khái niệm 1
    1.1.1 Định nghĩa văn hóa . 1
    1.1.2 Định nghĩa văn hóa thương trường 2
    1.1.3 Định nghĩa văn hóa nghề nghiệp 2
    1.1.4 Định nghĩa văn hóa tổ chức 4
    1.1.5 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp 4
    1.2 Đặc điểm của Văn hóa doanh nghiệp 6
    1.2.1 Văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan . 6
    1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp mang tính bền vững . 6
    1.2.3 Văn hoá doanh nghiệp mang tính hệ thống, thống nhất 8
    1.3 Cơ sở xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 8
    1.3.1 Các hạt nhân của Văn hóa doanh nghiệp . 9
    1.3.2 Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp . 9
    1.3.3 Xây dựng các tiêu chuẩn về Văn hóa doanh nghiệp 9
    1.3.4 Văn hóa tập đoàn đa quốc gia 10
    1.3.5 Văn hóa doanh nghiệp gia đ́nh 10
    1.4 Vai tṛ của Văn hóa doanh nghiệp 11
    1.4.1 Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh 11
    1.4.2 Văn hoá doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp 12
    1.4.3 Văn hoá doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp . 13
    1.4.4 Văn hoá ảnh hướng tới hoạch định chiến lược 13
    1.4.5 Văn hóa doanh nghiệp giúp giảm xung đột 14
    1.4.6 Văn hóa doanh nghiệp tăng cường phối hợp và kiểm soát 14
    1.4.7 Văn hóa doanh nghiệp làm giảm bớt sự không chắc chắn . 15
    1.4.8 Văn hóa doanh nghiệp tạo động cơ 15
    1.5 Các dạng văn hóa trong ngành Ngân hàng 15
    1.5.1 Văn hóa vật chất . 16
    1.5.2 Văn hóa tinh thần . 16
    1.5.3 Văn hóa ứng xử 17
    Chương 2: Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Á Châu . 18
    2.1 Lịch sử h́nh thành 18
    2.2 Các loại chiến lược . 23
    2.2.1 Chiến lược kinh doanh . 24
    2.2.2 Chiến lược đào tạo nhân sự: . 25
    2.2.3 Chiến lược động viên nhân viên: 27
    2.3 Đánh giá t́nh h́nh hoạt động & kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Á Châu . 28
    Chương 3: Thực trạng về Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Á Châu . 36
    3.1 Chính sách đối với khách hàng bên ngoài . 36
    3.2 Chính sách đối với nhân viên . 39
    3.3 Chính sách đối với nhà quản trị . 43
    3.4 Chính sách đối với xă hội 45
    3.5 Bài học kinh nghiệm 49
    3.5.1 Phải đặt biệt coi trọng yếu tố con người . 49
    3.5.2 Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường 49


    3.5.3 Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết 49
    3.5.4 Phải đề cao tính tập thể, truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh 49
    3.5.5 Hướng tới vấn đề an sinh xă hội . 50
    3.5.6 Xây dựng tinh thần trách nhiệm xă hội 50
    Chương 4: Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện VHDN tại ACB 51
    4.1 H́nh thành Văn hóa doanh nghiệp 51
    4.2 Dấu hiệu suy yếu trong văn hóa doanh nghiệp . 53
    4.2.1 Nhân viên không biết được tương lai của doanh nghiệp 54
    4.2.2 Các nhân viên có cách tiếp cận vấn đề và giải quyết các công việc không giống nhau . 54
    4.2.3 Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lư và các nhân viên . 55
    4.2.4 Nhân viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ . 55
    4.2.5 Xuất hiện nhiều tin đồn không chính xác về doanh nghiệp . 55
    4.2.6 Nhân viên chẳng có ấn tượng ǵ về các Giám đốc cao cấp 56
    4.2.7 Nhân viên tỏ ra bất măn với các nhà quản lư cấp trung . 56
    4.3 Điều kiện thay đổi Văn hóa doanh nghiệp 56
    4.3.1 Có một sự khủng hoảng trầm trọng 57
    4.3.2 Sự thay đổi trong giới lănh đạo công ty: 58
    4.3.3 Tổ chức lại doanh nghiệp: 59
    4.3.4 Doanh nghiệp hoạt động lâu năm và cách thức hoạt động . 59
    4.4 Biện pháp thay đổi . 60
    4.4.1 Thay đổi con người . 60
    4.4.2 Thay đổi cơ cấu tổ chức . 60
    4.4.3 Thay đổi văn hoá phải từng bước . 60
    4.4.4 Lănh đạo phải là những người tiên phong 60
    4.4.6 Thay đổi hệ thống quản lư 65
    4.4.7 Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện: 66
    4.4.8 Thay đổi bằng cách phổ biến gương điển h́nh: 66
    4.4.9 Thay đổi bằng cách phát triển doanh nghiệp: . 66
    4.5 Nguyên tắc khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp . 66
    4.5.1 VHDN có được là do xây dựng nên 67
    4.5.2 Nền tảng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh 67
    4.5.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn liền với xây dựng đội ngũ lănh đạo và nhân viên . 67
    4.6 Điều kiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp . 68
    4.6.1 Khi doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng 68
    4.6.2 Lănh đạo của doanh nghiệp nhận thức ra sự cần thiết . 69
    4.6.3 Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là bài phát biểu 69
    4.6.4 Doanh nghiệp c̣n phải có các can thiệp hướng vào luồng công việc 70
    4.6.5 Cuối cùng, một điều kiện không thể thiếu được là cần một thời gian 71
    4.7 Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp . 71

    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo









    Chương 1: Khái quát chung về Văn hóa doanh nghip
    1.1 Một số khái niệm

    1.1.1 Định nghĩa văn hóa

    Nghiên cứu về VHDN, chúng ta không thể nào bỏ qua phạm trù văn hóa, cái mà chúng ta đang nhắc đến hàng ngày, đă được các nhà nghiên cứu kiểm chứng. Mục đích của nghiên cứu về văn hóa là trên cơ sở đó chúng ta sẽ xây dựng được đầy đủ các thành tố, cũng như mối quan hệ giữa VH nói chung và VHDN nói riêng.
    Trong từ điển, từ VH được định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”. VH cũng có một số định nghĩa khác như “văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xă hội và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tuởng và sự ưu tiên của những thành viên của tổ chức ấy”. VH được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: VH theo nghĩa hẹp và VH theo nghĩa rộng.
    Xét về phạm vi th́ VH theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với VH tinh hoa. VH tinh hoa là một kiểu VH chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Theo nghĩa này, VH thường được đồng nhất với các loại h́nh nghệ thuật, văn chương.
    Xét về hoạt động th́ VH theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với VH ứng xử. Theo hướng này, VH thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh.
    Trong khoa học nghiên cứu về VH, VH được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa VH cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem VH là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xă hội đă đạt được”. TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, th́ xem “văn hóa bao gồm tất cả những ǵ làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”. UNESCO lại có một định nghĩa khác về VH: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đă diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đă cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của ḿnh”.
    Như vậy có thể định nghĩa VH là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá tŕnh hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xă hội.
    Là một hệ thống ư nghĩa, VH bao gồm những biểu tượng, những niềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, về phương diện nhận thức, có thể diễn tả và đánh giá các hoạt động và các sự kiện khác nhau, có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể và cái không thể chấp nhận được; về phương diện thẩm mỹ, phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét . Hệ thống ư nghĩa ấy đóng vai tṛ chủ đạo trong việc h́nh thành cộng đồng, ở đó, mọi thành viên có thể truyền thông với nhau và cảm thấy có sợi dây liên kết với nhau. Điều này làm cho tính tập thể trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của VH: VH là những ǵ người ta có thể nhận được bằng giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
    1.1.2 Định nghĩa văn hóa thương trường

    VH thương trường là VH thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi h́nh thức hoạt động liên quan quá tŕnh sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh, mối quan hệ với bên ngoài v.v tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp.
    Một DNđược nhắc đến như một sự ca tụng chỉ khi để lại trong ḷng mọi người một h́nh ảnh tốt đẹp, nó có thể là chữ “tín” trong kinh doanh, cách thức đưa dịch vụ, sản phẩm đến với mọi người cũng như các hoạt động mang đến cho cộng đồng. DNnào cũng cần có môi trường để nó hoạt động và thương trường là môi trường cần thiết , bắt buộc để DNthể hiện các triết lư kinh doanh, các sứ mạng mà họ đặt ra
    1.1.3 Định nghĩa văn hóa nghề nghiệp
    Ngày nay, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đă không chỉ dừng lại ở các thông số về kỹ năng, tŕnh độ tay nghề đơn thuần mà c̣n ở một tŕnh độ VH nghề nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động, ḷng yêu nghề và khả năng sáng tạo tích cực, góp phần tạo ra những nhân tố mới đem lại hiệu suất lao động cao.
    Trong xă hội hiện đại, người lao động cần phải thực thi nghề nghiệp trong một môi trường nghề nghiệp rộng lớn. Do vậy, mỗi người lao động sẽ khó có được nhận thức và hành vi nghề nghiệp có VH nếu bầu không khí xung quanh họ không có VH. Chính v́ vậy, vấn đề VH nghề không phải chỉ tồn tại ở phạm vi các cá nhân riêng rẽ mà ở cả một thiết chế lao động, một phạm vi rộng lớn mà các nhà xă hội học gọi là “không gian văn hóa nghề”.
    Như vậy, không phải chỉ có những người lao động nghề nghiệp mà cả những nhà đầu tư, những nhà quản lư, những nhà giáo dục, đào tạo nghề, cũng như tất cả chúng ta đều sống trong một “không gian văn hóa nghề” nhất định và đều phải biết cư xử với nó một cách có VH. Chẳng hạn, nhà đầu tư có nhận thức về VH nghề th́ không thể chỉ toan tính tới lợi nhuận kinh tế mà c̣n phải biết đầu tư, lựa chọn những lĩnh vực đầu tư nào phát triển bền vững, không hủy hoại môi trường, không xâm hại tới con người.
    Nhà quản lư lao động tốt th́ phải biết chăm lo tới đời sống của những người lao động, chú ư tới những mặt phúc lợi xă hội, tới những vấn đề bảo hiểm lao động, an toàn lao động ., mặc dù điều này trong nhiều trường hợp có thể làm hạn chế doanh thu của họ. Họ cũng không thể v́ lợi nhuận mà sử dụng lao động trẻ em, hoặc trốn thuế . Người đào tạo nghề không thể chỉ dựa vào nguồn thu học phí hoặc ư muốn chủ quan mà phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo trong thực tiễn và định hướng nghề nghiệp của người học. Như vậy xây dựng không gian VH nghề tiến bộ là trách nhiệm của toàn xă hội. VH nghề bao gồm:
    Thứ nhất, VH nghề nghiệp là giá trị đạo đức trung thực, t́nh yêu nghề và thái độ tôn vinh nghề nghiệp, quư trọng tư liệu sản xuất và trân trọng sản phẩm do nghề làm ra.
    Thứ hai, VH nghề nghiệp là sự nâng cao kiến thức khoa học, tŕnh độ công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn.
    Thứ ba, VH nghề nghiệp là nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thể hiện ở tính chuyên nghiệp, sự tinh thông nghề nghiệp, tác phong nghề nghiệp và sự sáng tạo trong nghề nghiệp.
    Như vậy, VH nghề nghiệp là sự kết hợp kiến thức nghề, tŕnh độ tay nghề, đạo đức nghề, thái độ hành nghề, sự nhận biết, khả năng xây dựng và thích nghi môi trường.
    1.1.4 Định nghĩa văn hóa tổ chức

    Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và qui tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia xẻ với nhau. Các giá trị và qui tắc này qui định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức. VH tổ chức là nói đến h́nh thức tín ngưỡng, giá trị và thói quen được phát triển trong suốt quá tŕnh lịch sử của tổ chức. Những điều này được thể hiện trong cách điều hành và hành vi ứng xử cửa các thành viên.
    Văn hóa tổ chức bao gồm các thành phần sau đây:
    ü Các thái độ của một tổ chức
    ü Các kinh nghiệm của một tổ chức
    ü Niềm tin của một tổ chức
    ü Các giá trị mà tổ chức theo đuổi
    Văn hóa tổ chức bao gồm những niềm tin và quan niệm về mục đích của tổ chức mà các thành viên nên theo đuổi và quan niệm về những chuẩn mực về hành vi phù hợp mà các thành viên nên sử dụng để đạt đến những mục đích đó. Đầu tiên là tổ chức theo đuổi những giá trị của tổ chức. Những giá trị này phát triển thành các qui tắc của tổ chức, các nguyên tắc chỉ đạo, các mong đợi. Những thứ này bắt các thành viên phải có những hành vi phù hợp trong những t́nh huống cụ thể và kiểm soát hành vi của các thành viên đối với những thành viên khác.
    1.1.5 Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

    Mọi tổ chức đều có VH và những giá trị độc đáo riêng của nó. Hầu hết các tổ chức đều không tự ư thức là phải cố gắng để tạo ra một nền VH nhất định của ḿnh. VH của một tổ chức thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sáng lập ra tổ chức đó.
    E.Heriôt từng nói: Cái ǵ c̣n lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá. Điều đó khẳng định rằng, VHDN là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô h́nh của DN. Nó là toàn bộ các giá trị VH được gây dựng nên trong suốt quá tŕnh tồn tại và phát triển của một DN (hay một tổ chức), trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, thể hiện trong các hoạt động của DN ấy và chi phối t́nh cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của DN.
    VHDN chính là chuẩn mực mà ở đó người ta sẽ quay quanh cái chuẩn mực đó để có hành vi ứng xử. Mỗi nhân viên vào hoạt động trong hệ thống của chúng tôi đều được nghe ít nhất hai tiếng đồng hồ về VHDN.
    Có thể thấy rơ: VHDN bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. VH doanh nghiệp không thể h́nh thành một cách tự phát mà phải được h́nh thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nh à nước và các tổ chức xă hội.
    Trước hết, cần phải thống nhất nột khái niệm chung về VHDN. VHDN được hiểu là toàn bộ các quy tắc ứng xử, cách nghĩ, chuẩn mực, đường lối kinh doanh . có tác dụng đặt dấu ấn tới hành vi, thái độ, niếm tin và quan hệ của các thành viên, cao hơn nữa là h́nh ảnh của một DN trên thương trường.
    VHDN không chỉ giới hạn đơn thuần trong phạm trù VH tổ chức, hay trong cặp quan hệ “văn hoá trong kinh doanh” và “kinh doanh có văn hoá”. VHDN là một tiểu VH.
    · VHDN là một hệ thống của các giá trị do DNsáng tạo và tích luỹ qua quá tŕnh hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xă hội và tự nhiên của ḿnh.
    · VHDN là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập qui tắc ứng xử của một doanh nghiệp.
    · VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lư điều hành kinh doanh, phong cáchứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp.
    · VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô h́nh trở thành quy định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường hiểu và chấp nhận.
    1.2 Đặc điểm của Văn hóa doanh nghiệp

    1.2.1 Văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan

    VH tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta. Có con người, có gia đ́nh, có xă hội là có VH. VH rất quan trọng, nó tồn tại độc lập với chúng ta. VH không có nghĩa là cái đẹp. Dù ta có nhận thức hay không nhận thức th́ nó vẫn trường tồn. Nếu ta biết nhận thức nó, xây dựng nó th́ nó lành mạnh, phát triển. Có thể có VH đồi trụy đi xuống, VH phát triển đi lên, VH mạnh hay VH yếu, chứ không thể không có VH. Người ta đồng nghĩa giữa VH doanh nhân, VH kinh doanh và nhiều người nghĩ VH giao tiếp là VHDN. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy.
    Đây là đặc điểm chung của VHDN cũng như bất kỳ loại h́nh VH nào khác. VH tồn tại khi có một nhóm người cùng sống và làm việc với nhau, nhận định này đă được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh mà tôi không tiện ghi trong cuốn sách này. Vậy với tư cách là chủ DN hay nhà quản lư, bản thân chúng ta cần nhận thức: VHDN vẫn tồn tại và phát triển dù ta không tác động vào chúng.
    1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp mang tính bền vững.

    Tính giá trị: là sự khác biệt của một DN có VH với một DN phi VH. Giá trị VH của DN có giá trị nội bộ; giá trị vùng; giá trị quốc gia; giá trị quốc tế. DN càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu th́ vai tṛ của nó càng lớn bấy nhiêu.
    Văn hóa doanh nghiệp có cấu trúc mạnh mẽ:
    Nếu coi VH như là một ṭa nhà (của doanh nghiệp), khi thiết kế một ṭa nhà cần phải tuân thủ 3 vấn đề sau:
    ü Kết cấu vững chắc;
    ü Tiện lợi khi sử dụng;
    ü Phù hợp thẩm mỹ.
    Như vậy, một DN xuất sắc phải xây dựng VHDN cũng dựa trên 3 nền tảng cơ bản. Một DN xuất sắc bền vững lâu dài không phải v́ có những ư tưởng kinh doanh vĩ đại hay những nhà lănh đạo tài giỏi, biết mọi việc, mà là có một tổ chức thiết kế tốt, thích ứng với sự thay đổikhông phụ thuộc vào cá nhân lănh đạo nào. Những người lănh đạo trong tổ chức phải biết tập trung sức lực cho việc thiết kế tổ chức phù hợp, thích ứng. Đồng thời DN cũng phải hiểu rằng nếu chỉ xác định tầm nh́n, sứ mệnh, lựa chọn mục tiêu, chiến lược, thôi th́ chưa đủ, DN cần phải mang tầm nh́n vào cuộc sống, chuyển biến những mong ước tốt đẹp thành hiện thực cụ thể, chỉnh tề cơ cấu - đội ngũ thẳng hàng hướng đích vào các mục tiêu chiến lược.
    VHDN đ̣i hỏi DN phải hài ḥa trong tư duy, hành động nhất quán để tạo ra một tổ chức xuất sắc, bền vững. Sự hài ḥa đó chính là tính thẩm mỹ cao nhất trong cấu trúc của ṭa nhà VHDN. DN bảo thủ xung quanh tư tưởng cốt lơi, nhưng luôn thử nghiệm và ḍ t́m cơ hội, cải tiến liên tục tạo ra sự tiến bộ.
    Văn hóa doanh nghiệp tạo nên chuẩn mực hành động:
    Các hành động nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sức mạnh khác biệt của DN? Những hoạt động nổi trội, đặc thù nào cần có để duy tŕ tầm nh́n tham vọng, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng trong toàn tổ chức?
     
Đang tải...