Luận Văn Một số giải pháp nhằm tố chức tốt công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Trong những năm đầu thế kỷ XXI này, nền kinh tế nước ta thực sự sôi động với hàng loạt doanh nghiệp đã, đang và sẽ ra đời trong cơ chế thị trường co sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước – một cơ chế với 15 tuổi đời có thể làm nền tảng vững chắc cho những bước đi đầy nhiệt huyết của các doanh nghiệp.


    Một doanh nghiệp ra đời, hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của họ, tốc độ phát triển lâu hay chóng cho người ta cái nhìn tổng thể và sức sống hiện tại và tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không tự nhiên có, nó là kết quả của sự phối hợp của một hệ thống các yếu tố từ chính doanh nghiệp và có sự tác động từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy công tác thanh toán là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng quá trình thu chi bằng tiền của doanh nghiệp, dảm bảo tăng tốc độ chu chuyển và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, đảm bảo tình trạng tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp Trong quá trình thanh toán, sự trùng hợp về thời gian giữa sự vận động của vật tư, hàng hoá với sự vận động của tiền vốn không phải luôn xảy ra, ccông nợ vì thế đoig hỏi phải được quản lý một cách chặt chẽ.


    Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác thanh toán và quản lý công nợ, tôi đã nghiên cứu mảng đề tài này từ phía doanh nghiệp có sự áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp hoạt động kinh tế . Qua thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ và Thương mại thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, tôi đã chọn đề tài:”Một số giải pháp nhằm tố chức ttót công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ và Thương mại - TSC” làm nội dung nghiên cứu.


    Đề tài này được trình bày trong ba chương:


    Chương I : Lý luận chung trong công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.


    Chương II: Thực trạng công tác thanh toán và quản lý công nợ tại Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC.

    Chương III: Một số giải pháp nhằm tổ chức tốt và hoàn thiện công tác thanh toán


    và quản lý công nợ tại Công ty Dịch vụ và Thương mại – TSC.








    Chương I


    Lý luận chung về công tác thanh toán và quản lý công nợ trong hoạt động


    kinh doanh


    của các doanh nghiệp.


    I. Công tác thanh toán trong hoạt động kinh doanh của


    các doanh nghiệp


    1. Khái niệm về thanh toán


    1.1. Sự cần thiết của thanh toán tiền tệ trong nền kinh tế


    Ngay từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã xuất hiện, làm cho sản xuất hàng hoá ra đời, đổi lại người ta phải được cái gì đó mạ họ cho là tương đương. Ban đầu việc mua bán sản phẩm lao động chỉ đơn giản là vật đổi lấy vật, nhưng khi sản xuất hàng hoá phát triển tới mức cao hơn thì tiền tệ xuất hiện đóng vai trò trung gian của sự trao đổi này. như vầy người ta có thể hiểu rằng trong nền kinh tế, đóng vai trò là người mua, khi nhận sản phẩm lao động của ngườu bán thì phải chi ra cái nà người bán chấp nhận và cụ thể là tiền tệ – sự thể hiện chung của giá trị và lao động xã hội. Sự chi trả này chính là việc thanh toán để có sản phẩm hàng hoá dịch vụ.


    Qua sự phân tích trên ta có thể khẳng định tyanh toán là tất yếu khách quan của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc mua bán là người mua nhận được hàng và người bán nhận được tiền chi trả cho số hàng đó. Vì thế thanh toán là khâu quan trọng bậc nhất của thương mạ. Xã hội không ngừng tiêu dùng nên không thể ngừng sản xuất. Tái sản xuất đòi hỏi không ngừng mở rộng nên quá trình sản xuất và lưu thông đòi hỏi phải thanh toán để bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất đã bỏ ra. Như vậy, có thể nói thanh toán là khâu quan trọng trong quá

    trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nếu quan hệ thanh toán bị gián đoạn thì quá trính tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng bị gián đoạn.


    1.2. Khái niệm thanh toán và cơ sở hình thành mối quan hệ thanh toán của


    doanh nghiệp.


    Theo ý nghĩa kinh tế, thanh toán là việc chi trả bằng tiền giữa các chủ thể, trong những quan hệ nhất định, chẳng hạn thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán công tác phí v.v . Việc thanh toán diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiẹp với công nhân viên . Nói cách khác, đứng về phía doanh nghiệp, thanh toán tiền tệ là việc dùng tiền tệ để thực hiện nghĩa vụ chi trả của các đối tượng liên quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.


    Hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp thương mại đều gắn liền với các mối quan hệ trong giao dịch thương mại và phần lớn các mối quan hệ kinh tế của các đối tác kinh doanh, từ các mối quan hệ này nảy sinh ra các quan hệ thanh toán mà doanh nghiệp cần thường xuyên phải quan tâm. quan hệ thanh toán được hiểu là các mối quan hệ kinh tếphát sinh các dòng tiền đi vào hoặc đi ra khỏi doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán phát sinh tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chi trả ngay khi doanh nghiệp có các khoản thu cho mình. Ví dụ khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước hay thanh toán tiền hàng cho người bán, dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp. Trường hợp người mua thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp, dòng tiền lúc này đi vào doanh nghiệp. Khi kết thúc một quan hệ thanh toán thì quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hoặc được tạo lập hoặc được sử dụng.Quan hệ thanh toán xuất hiện do các mối quan hệ về tài chính trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước qua việc đóng các khoản thes, phí, lệ phí. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với người mua, ngưới bán (tức là nghĩa vụ chi trả của đơn vị này với đơn vị khác được tạo ra trong quá trình giao lưu trao đổi). Nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn của các doanh nghiệp đối với các tổ chức trung gian làm xuất hiện quan hệ thanh toán giữa

    doanh nghiệp với các tổ chức này. việc sử dụng lao động của doanh nghiệp là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường sức lao động cũng được coi là hàng hoá. Như vậy, tiền lương là giá cả sức lao động và việc doanh nghiệp trả lương cho người lao động hình thành quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đơn vị kinh tế nội bộ xuất hiện khi có sự phân phối điều hoà vốn và tài sản, khi có các khoản thu hộ, chi hộ của các cấp trên với cấp dưới và ngược lại . Như vậy, quan hệ thanh toán của doanh nghiệp phát sinh từ chính các mối quan hệ của các doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan với họ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.


    2. các loại quan hệ thanh toán


    Quan hệ thanh toán là một phần quan trọng với doanh nghiệp ở chỗ nó phục vụ cho công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Cụ thể là các vấn đề quản lý công nợ, vì vậy, người ta phân loại quan hệ thanh toán căn cứ như sau:


    2.1. Căn cứ vào đối tượng tham gia trong quan hệ thanh toán


    Theo cách phân loại thanh toán được chia thành:


    ã Thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.


    ã Thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng, tiền trợ cấp và các khoản thu nhập khác phân phối cho họ.


    ã Thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác về


    các khoản nợ tiền vay.


    ã Thanh toán giữa doanh nghiệp với các thành viên nội bộ trong việc điều hoà, cấp phát, hoàn trả vốn kinh doanh, các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ. Các nghiệp vụ mua hộ, bán hộ trong các tổ chức thành viên.

    2.2. Căn cứ vào thời hạn thanh toán


    2.2.1. Thanh toán trả tiền trước


    Thanh toán trước là việc trả tiền được thực hiện trước khi giao hàng một khoảng thời gian nhất định (khoảng thời gian tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tham gia).


    Quan hệ trả tiền trước xảy ra khi người bán thiếu vốn và yêu cầu người mua ứng trước tiền để thực hiện hợp đồng hoặc khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua, trường hợp này khoản tiền trả trước được gọi là tiền đặt cọc. Khi khoản tiền trả trước không mang tính chất đặt cọc thì lúc này thực chất thanh toán trước là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán. nếu việc thnah toán trước được thực hiện với mục đích hỗ trợ về mặt tài chính cho người bán thì thời gian thanh toán tương đối dài và số tiền trả trước tương đối lớn. Mặt khác nếu thanh toán trước với mục đích nhằm để đảm bảo thực hiện hợp đồng của người mua thì thời hạn thanh toán trước tương đối ngắn và số tiền trả trước nhỏ hơn.


    Người mua có thể trả trước toàn bộ hoaeực không toàn bộ giá trị hợp đồng


    gọi là thanh toán trước toàn phần và thanh toán trước một phần.


    ã Thanh toán trước toàn phần là việc người mua thanh toán toàn bộ số tiền trong hợp đồng một số ngày sau khi ký hợp đồng. Trườngg hợp này thời gian trả tương đối dài nên rủi ro có thể xảy ra với người mua nếu họ không kiểm tra kỹ khả năng tài chính và tư cách của người bán. mục đích của việc thanh toán trước tàon phần là người mua cung cấp tín dụng cho người bán và do đó giá trả trước thường nhỏ hơn giá trị trả ngay.


    ã Thanh toán trước một phần là việc mau thanh toán trước một số tiền nhỏ so với giá trị hợp đồng một số ngày trước khi giao hàng. Trường hợp này thời gian trả trước ngắn nên thời hạn thanh toán trước một phần không tính chất cấp tín dụng cho người bán mà được coi như một khoản tiền đặt cọc đảm

    bảo cho người mua thực hiện hợp đồng. Hình thức được áp dụng khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua.


    2.2.2. Thanh toán ngay


    Thanh toán ngay là việc trả tiền được tiến hành song song với việc giao hàng hoặc ngay khi hàng hoá được xuất chuyển.


    Tại thời điểm người mua thanh toán tiền hàng cho người bán, quyền sở hữu đã được chuyển giao: người mua được quyền sở hữu hàng hóa, mất quyền sở hữu tiền tệ, người bán sở hữu tiền tệ nhưng lại mất quyền sở hữu hàng hoá. ở đây sự vận động hàng hoá và tiền tệ có sự ăn khớp về cẳ mặt không gian và thời gian.


    Thanh toán ngay thường được sử dụng nhiều nhất trong bán lẻ. Thanh toán ngay có thể sử dụng trong các ngân hàng. đó là sự tiến hành thanh toán qua hệ thống tài khoản tiển gửi ngân hàng giữa các đối tác kinh doanh. Khi tiền gửi của người bán sẽ phát sinh Có tài khoản này sẽ đồng thời phát sinh Nợ tài khoản tiền gửi của người mua.


    2.2.3. Thanh toán sau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...