Luận Văn Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ l

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ LỢI


    Chương 3:


    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ LỢI


    1.Chủ trương đầu tư cho ngành Thuỷ lợi trong thời gian tới:
    Trong thời gian tới chủ trương vẫn tiếp tục coi trọng đầu tư thuỷ lợi, nhưng sẽ điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo hướng sau:
    - Ưu tiên đầu tư đại tu, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có là chính, nâng mức huy động năng lực thiết kế các công trình kiên cố từ 60-65% hiện nay lên 75-80% năm 2005 bằng các giải pháp kiên cố hoá hệ thống đầu mối, huy động nhiều nguồn lực xã hội bê tông hoá hệ thống kênh mương .
    - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hướng mạnh sự quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho cây công nghiệp mía, chè, cà phê trước hết là các vùng cây công nghiệp tập trung để tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản khi Việt nam tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006; Đầu tư thuỷ lợi cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản nhất là các vùng nuôi tôm, đảm bảo môi trường sinh thái.
    - Tập trung mọi nỗ lực đầu tư các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, trước hết là các công trình Tả Trạch, Định Bình (ở miền trung); tiếp tục đầu tư chương trình thoát lũ ở ĐBSCL.
    - Tăng tỷ trọng đầu tư cho thuỷ lợi nhỏ kết hợp với thuỷ điện và nước sinh hoạt cho các vùng miền niú phía Bắc và Tây Nguyên để ổn định dân cư và giải quyết xoá đói giảm nghèo.
    - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nguồn nước, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, tập trung đầu tư hệ thống tưới tiêu nước mưa đề phòng ngập lụt các đô thị, các khu công nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Tiếp tục thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương để tiết kiệm nước, đất và chi phí quản lý đồng thời kết hợp giao thông hiện đại hoá nông thôn. Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương theo quyết định số 66/2000/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách cho kênh loại I, hỗ trợ ngân sách kiên cố hoá kênh mương các tỉnh khó khăn, cho vay không lãi để thực hiện kiên cố hoá kênh mương đối với các tỉnh khác


    2. Quan điểm phát triển Thuỷ lợi đến năm 2010:
    2.1. Phục vụ toàn diện:
    Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Trong giai đoạn mới, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa nước vẫn cần được coi trọng đồng thời phải chuyển nhanh sang phương thức khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu, phụcvụ cho phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghiệp, dân sinh, an ninh quốc phòng môi trường sinh thái. Đặc biệt trong nông nghiệp, thuỷ lợi phải chuyển mạnh sang phục vụ cho phát triển các loại cây công nghiệp cây ăn quả, thuỷ hải sản, phục vụ việc khai thác các vùng đất ở trung du, miền núi và các sản phẩm hướng mạnh cho xuất khẩu.


    2.2. Tăng cường công tác quản lý:
    Cân đối hợp lý giữa khôi phục hoàn chỉnh chống xuống cấp công trình thuỷ đã có và các công trình làm mới, triển khai các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở những vùng còn thiếu đồng thời vớiviệc triển khai xây dựngcác công trình lợi dụng tổng hợp nguồn nước trên các sông lớn. Đi đôi với xây dựng phải tăng cường công tác quản lý sao cho tương xứng với vốn đầu tư và hiệu quả của công trình.


    2.3. Chính sách ưu tiên cộng đồng:
    Chú trọng phát triển công tác thuỷ lợi ở miền núi, vùng sâu vùng xa nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn công tác thuỷ lợi với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo định canh định cư và bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc .


    2.4. Xã hội hoá công tác thuỷ lợi.
    Tiến tới xã hội hoá công tác thuỷ lợi theo phương châm : Nhà nước và nhân dân cùng làm chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội. Tiến tới dân chủ hoá và thực hiện công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, đồng thời cần tuyên truyền công tác giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân trên mọi phương diện để họ nhận thức được việc xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi người dân .


    3. Nhiệm vụ phát triển thuỷ lợi ở nước ta đến năm 2010:
    1.Đồng bằng Sông Hồng và trung Du Bắc Bộ:
    Là trọng điểm lương thực của miền bắc được thuỷ lợ hoá sớm và cao kể từ sau khi hoà bình lặp lại năm 1954, bước đầu đã hình thành sơ đồ khai thác hợp lý. Các công trình thuỷ điện đầu nguồn như Thác Bà trên sông Chảy có công suất 108MW; Hoà Bình trên sông Đà có công suất 1920MW và một số hồ chứa thuỷ nông đã xây dựng có tác dụng cắt lũ và cấp nước cho hạ du, nhưng vẫn còn tồn tại và đáp ứng yêu cầu cho bước phát triển kinh tế cao hơn. Một số vùng ở trung du miền núi vẫn chưa có điều kiện phát triển thuỷ lợi ổn định.
    Toàn vùng đã có 33 hệ thống thuỷ nông, trong đó có 16 hệ thống tưới tiêu lớn, đến nay công tác thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 1,5 triệu ha trong đó tưới cho lúa đông xuân 63 vạn ha, lúa mùa 76 vạn ha và 20 vạn ha rau màu, cây công nghiệp
    Về đảm bảo tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: hoàn thiện dự án vay vốn ADB, khôi phục và nâng cấp 17 hệ thống thuỷ nông gồm 30 tiểu dự án nâng mức ổn định của 86 vạn ha về tới, tăng 4,4 vạn ha tiêu úng. Bước đầu hiện đại hoá điều kiện quản lý vận hành. Nhìn chung ở ĐBSH vấn đề tưới đã cơ bản được giải quyết (ở mức tần suất dưới 75%).Vấn đề tiêu úng còn khoảng 4 vạn ha hệ số tiêu còn thấp, nên sản xuất vụ mùa còn bấp bênh (nếu lượng mưa vượt quá 300mm trong 3 ngày thì diện tích ngập úng còn lớn hơn).
    Thực hiện dự án thuỷ lợi khu vực sông Hồng giai đoạn 2(ADB 3) nâng cấp các công trình còn lại.
    Tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, chuẩn bị kỹ thuật để đầu tư xây dựng cho bước phát triển mới, trong đó chú trọng khai thác tiềm năng đất dốc ở miền núi, trung du, vùng bãi và vùng ven biển để tăng diện tích canh tác, phân bổ hợp lý lao động trong vùng, bù đắp diện tích mất đi do XDCB và phát triển dân cư.
    Nghiên cứu biện pháp cấp nước an toàn cho khu tam giác Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh. Đồng thời phải tiến hành một số giải pháp công trình tiêu úng triệt để cho các thành phố và các biện pháp quan trắc và xử lý nước thải cho công nghiệp và dân sinh tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
    Về phòng chống lũ:
    * Vấn đề lũ sông Hồng vẫn là hiểm hoạ thường xuyên, sau công trình Hoà Bình phía hạ du có những diễn biến bất lợi, xói lở cục bộ, mực nước không cao song ngâm lâu ngày đe doạ sự phát triển bền vững của ĐBSH.
    * Các giải pháp chống lũ:
    - Về đê điều: Mực nước lũ thiết kế đê đối với đồng bằng sông Hồng tương ứng với mực nước 13,3m tại Hà Nội và 7,21m tại Phả Lại đã là giới hạn tối đa. Vì ở độ cao này mực nước sông đã cao hơn mặt đất trong đê 5-7m, luôn luôn là mối đe doạ đối với 2700km đê được xây dựng từ ngàn năm. Do vậy ở Trung du và Đồng bằng sông Hồng việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng củng cố đảm bảo hệ thống đê an toàn ổn định là rất cần thiết.
    - Giải phóng lòng sông, chỉnh trị sông cùng với tuyến đê tạo thành hành lang thoát lũ để duy trì khả năng thoát lũ của của dòng sông là rất quan trọng. Biện pháp này cùng với việc thực hiện Nghị định 62/1999/NĐ-CP có thể giảm được mức nước Hà Nội vào khoảng 0,30- 0.60m. Tuy nhiên đây là giải pháp khó khăn, tốn kém và phức tạp trong việc thực hiện và kiểm soát lâu dài cũng như trước mắt.
    - Biện pháp chậm lũ và phân lũ sông Đáy là biện pháp dự phòng và cấp cứu khi xảy ra tình huống khẩn cấp mà không có sự lựa chọn nào khác. Biện pháp này gây tổn thất lớn về dân sinh, kinh tế và xã hội trong vùng chậm lũ và phân lũ mà hiệu quả lại không cao, khó vận hành, chỉ có thể hạ được mực nước sông Hống tại Hà Nội khoảng 0,20-0,40m trong trường hợp phải cải tạo triệt để lòng dẫn phía hạ lưu đập Đáy.
    - Biện pháp xây dựng hồ chứa cắt lũ là biện pháp chủ động và mang lại hiệu quả cao hơn cả. Dung tích cắt lũ thường thường trùng với dung tích phát điện và cấp nước mùa kiệt. Hồ Hoà Bình với dung tích chống lũ 4,6 tỷ m3 đã giữa được mực nước lũ cao nhất tại Hà Nội là 12,47m vào tháng 8 năm 1996. Qua tính toán có thể đảm bảo giữ mực nước Hà Nội dưới 13,3m tương ứng với lũ các tháng 8/1945, 8/1969 và 8/1971. Khi gặp lũ lớn hơn lũ tháng 8/1971 mực nước tại Hà Nội vượt quá 13,3m thì sức cầm cự của hệ thống đê điều rất gay go.
    - Thực hiện các biện pháp phi công trình: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
    - Tăng cường các tuyến đê biển.


    2. Đồng bằng sông Cửu Long:
    Công tác thuỷ lợi đã làm bật dậy tiềm năng của ĐBSCL. Tiềm năng của nguồn nước sông Tiền, sông Hậu đang bước đầu khai thác thuận lợi và còn được tiếp tục mở rộng và phát huy trên cơ sở thuỷ lợi được tiếp tục đầu tư ngày càng cao theo quyết định 99 - TTg của Chính phủ.
    Đến nay thuỷ lợi ĐBSCL đã căn bản định hình hệ thống kênh trục tạo nguồn ngọt lớn tiêu chua sổ phèn. Tuy các hệ thống công trình còn đơn giản, chủ yếu là kênh trục tạo nguồn, cống và một số kênh cấp II nhưng đã mang lại hiệu quả to lớn với hơn 7000 km kênh chính, 4000 km kênh nội đồng, hơn 8000 km đê bao ngăn lũ sớm, Mặc dù vậy để khai thác triệt để tiềm năng ĐBSCL, thuỷ lợi cần tập trung vào các việc sau:
    - Vùng không bị ngập: Xây dựng các đê bao, cống ngăn mặn, công trình tạo nguồn, Thực hiện trương trình ngọt hoá, mở rộng đất sản xuất nông nghiệp.
    - Vùng ngập lũ: Tiếp tục thực hiện các trương trình dự án vùng ngập lũ bao gồm: Trương trình thoát lũ, đồng thời xây dựng các công trình kỹ thuật (điều khiển lũ,cống ngăn mặn, tiêu úng, giữ ngọt ) cùng với hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống đê bao phải được phát triển có quy hoạch, đúng hướng cho từng địa bàn khác nhau như vùng ngập nông, vùng sâu, vùng mặn Trong quy hoạch xây dựng đảm bảo cơ sở hạ tầng không bị lũ phá mà không gây cản trở cho thoát lũ.
    - Quy hoạch cụm dân cư theo tuyến (dọc theo kênh, đường giao thông theo phương thức có cây bao bọc để chống sóng, gió )
    - Tiếp tục chương trình đê biển và đê cửa sông gắn với chương trình ngọt hoá các vùng ven biển, tạo thành hệ thống các công trình tạo nguồn, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn để mở rộng sản xuất.


    3. Miền Trung:
    Là vùng thường xuyên có thiên tai. Những năm qua nhà nước đã đầu tư lớn cho công tác thuỷ lợi với tỷ trọng cao, có nhiều công trình quy mô lớn như hệ thống đập Bái Thượng, sông Lý, Hà Trung (Thanh Hoá), hệ thống Bắc và Nam Nghệ An, Diễn Thành, Vực Mấu (Nghệ An), Sông Rác, Linh Cảm (Hà Tĩnh), Đá Bàn (Khánh Hoà) Đến nay các công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 1,07 triệu ha trong đó ở khu 4 cũ 60,8 vạn. Duyên Hải miền trung 46 vạn và hơn 11,3 vạn ha rau màu, cây công nghiệp
    Hướng đầu tư thuỷ lợi cho miền trung chủ yếu là xây dựng công trình ở đầu nguồn các dòng sông lớn để tiếp nguồn và chống lũ cho hạ du. Vùng đồng bằng ven biển xây dựng các cống mặn, giữ ngọt Riêng các tỉnh cực nam Trung bộ phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị kỹ thuật để xây dựng các công trình ở địa bàn khô hạn, vùng đồng bào Chăm. Thúc đẩy tiến độ xây dựng các công trình



     
Đang tải...