Luận Văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các liên doanh ô tô trong bối cảnh to

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Hiện ở Việt Nam có 14 liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô được cấp giấy phép hoạt động, trong đó 11 liên doanh đã đi vào hoạt động và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, 02 liên doanh đang tiến hành xây dựng nhà xưởng và chuyển giao công nghệ, 1 liên doanh đã bị giải thể.
    Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển trong một xu thế chung của toàn thế giới - đó là xu thế toàn cầu hoá. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang là một vấn đề nóng bỏng buộc các nhà hoạch định chính sách phải dày công suy nghĩ để làm sao có được kết quả tốt nhất, phù hợp nhất. Một trong những bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập là những cam kết của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA/CEPT). Công nghiệp ô tô Vịêt nam cũng phải tìm ra con đường đi riêng của mình. Khi những cam kết này được thực hiện, ô tô của các nước ASEAN sẽ tràn sang Việt Nam. Và với lợi thế của nhũng nước đi trước, họ sẽ chiếm ưu thế so với ngành công nghiệp ô tô non trẻ của chúng ta.
    ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đồng thời nó thể hiện cả ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn.
    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để tồn tại và phát triển thì việc tiêu thụ sản phẩm càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm đưa doanh nghiệp phát triển hơn nữa. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự xác định cho mình phương hướng, cách thức tiêu thụ thích hợp với khả năng và điều kiện của doanh nghiệp mình.
    Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chiếm thị phần lớn luôn là mục tiêu phấn đấu chung của tất cả các liên doanh ô tô hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của các liên doanh và còn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô non trẻ trong nước cũng như sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Theo gợi ý của khoa kinh tế ngoại thương - Trường đại học ngoại thương và nguyện vọng cá nhân được tìm hiểu vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các liên doanh ô tô trong bối cảnh toàn cầu hoá" - Nghiên cứu điển hình tại Xí nghiệp Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình".
    Mục lục

    Trang
    Lời mở đầu
    Chương I: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 7
    I. Một số vấn đề về toàn cầu hoá 7
    1. Toàn cầu hoá và chiến lược của các nước đang phát triển 7
    1.1. Các nước đang phát triển trong cơn lốc toàn cầu hoá 7
    1.1.1. Bất bình đẳng - mảng tối của bức tranh toàn cầu hoá 10
    1.1.2. Giáo dục - Phương thuốc hữu hiệu làm giảm bất bình đẳng 12
    1.2. Toàn cầu hoá mang tính hai mặt 13
    1.2.1 Những cơ hội khi tham gia toàn cầu hoá 13
    1.2.2 Những thách thức khi tham gia toàn cầu hoá 16
    1.3 Toàn cầu hoá gắn liền với xu thế khu vực hoá 17

    2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - thuận lợi và khó khăn 19
    2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần đây 19
    2.2 Một số thuận lợi và khó khăn 21
    2.2.1 Thuận lợi 21
    2.2.2 Khó khăn, thách thức chủ yếu 23

    Chương II: Công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 26

    1. Công nghiệp ô tô thế giới 26
    1.1 lịch sử hình thành và phát triển 26
    1.2 Nền công nghiệp ô tô thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá 28
    1.3. Thị trường ô tô thế giới hiện tại 30
    2. Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam 31
    trong bối cảnh toàn cầu hoá
    2.1. Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam 31
    2.2. Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam 33
    3. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp liên doanh sản 38
    xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam
    3.1. Tình hình thị trường tiêu thụ ô tô Việt Nam trước năm 1990 38
    3.2. Tình hình thị trường tiêu thụ ô tô Việt Nam từ khi có các liên doanh ô tô 40
    3.2.1. Nhu cầu thị trường ô tô ở Việt Nam 40
    3.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu của các liên doanh ô tô 41
    3.2.3. Đối tượng khách hàng 43

    4. Khả năng cạnh tranh của các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô
    trong nước 44
    4.1.Cạnh tranh giữa xe lắp ráp trong nước với xe nguyên chiếc nhập ngoại 44
    4.2.Cạnh tranh giữa các xe lắp ráp trong nước với nhau 46
    4.2.1. Đối với xe tải nhẹ 46
    4.2.2. Đối với xe du lịch 7 chỗ 46
    4.2.3. Đối với xe hai cầu 7 chỗ 47
    4.2.4. Đối với xe du lịch 12 chỗ 47
    4.2.5. Đối với xe du lịch 7 chỗ 48
    4.2.6. Đối với xe du lịch 5 chỗ 48


    Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu 51
    thụ sản phẩm của các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt
    nam - Nghiên cứu điển hình tại Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô
    Hòa Bình
    I. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của VMC 51
    1. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm 51
    1. 1.Sản phẩm của VMC 51
    1.2.Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của VMC 54

    2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của VMC 59
    2.1. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường 59
    2.2. Chiến lược sản phảm 59
    2.3. Chiến lược giá cả 61
    2.4. Chính sách phân phối sản phẩm 63
    2.5. Khuyếch trương sản phẩm 65
    2.6. Chích sách hậu mãi 67

    3. Khả năng năng cạnh tranh của VMC 68

    II. Định hướng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp liên doanh VMC 69
    1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 69

    1.1 Những thuận lợi: 69

    1.2. Những khó khăn: 70

    2. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của VMC 72

    III. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm 73

    1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường 73

    2. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm để giữ uy tín với khách hàng 74

    3. xây dựng chính sách giá cả linh hoạt 76

    4. Quản lý hiệu quả và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 77

    5. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 79

    5.1. Hoạt động khuyếch trương sản phẩm 79

    5.2. Tổ chức tốt hoạt động bảo hành bảo dưỡng sau bán 80


    IV. Các điều kiện đảm bảo thực hiện tại Xí nghiệp liên doanh sản 81
    xuất ô tô Hoà Bình

    1. Điều kiện về công nghệ và kỹ thuật sản xuất 81

    2. Điều kiện về vốn kinh doanh 82

    3. Điều kiện về tổ chức và nhân sự 82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...