Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán V

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 18/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Thị trường chứng khoán là một bộ phận cuả thị trường tài chính, hoạt động trong lĩnh vực trao đổi cổ phiếu và trái phiếu dài hạn, là một cấu trúc xã hội đặc biệt của sự vận hành vốn. TTCK có vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc huy động vốn cho sự phát triển nền kinh tế mà còn tham gia phân phối lại thu nhập quốc dân, điều hoà phân bổ vốn đầu tư xã hội giữa các ngành nghề, doanh nghiệp, tạo ra môi trường điều tiết vĩ mô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp
    Chiến lược phát triển thị TTCK Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt ngày 05/08/2003 tại quyết định số 163/2003/QĐ – TTg thể hiện sự đặc biệt chú trọng của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng thị trường vốn vững mạnh. Theo đó, mục tiêu là phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập tài chính quốc tế .
    Định hướng đầu tiên để phát triển thị trường là mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phát triển thị trường trái phiếu và tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp, nâng
    cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết, đưa TTCK ngày một đi vào ổn định, đa dạng hàng hoá nhằm thu hút nhà đầu tư. TTCK đã trải qua hơn 5 năm hoạt động, kể từ khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức ra đời (ngày 20/07/2000), đến 20/07/2005 chỉ có 30 doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. Tiến trình CPH qua chặng đường hơn 10 năm, đã tạo được những thành tựu đáng ghi nhận
    với số doanh nghiệp CPH trên cả nước đến nay khoảng hơn 2.500 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp CPH đều có kết quả kinh doanh khả quan, nhưng nếu xét thực chất về nhu cầu hàng hoá hiện nay trên thị trường thì rõ ràng các nhà đầu tư, các CTCK vẫn chưa thoả mãn nhu cầu tạo lập và phát triển danh mục đầu tư cuả họ một cách đầy đủ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngại “lên sàn” dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá trên TTCK Việt Nam hiện nay?
    Xuất phát từ tình hình thực tế và câu hỏi nêu trên, việc đề ra các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để gia tăng khối lượng hàng hoá cho thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua TTCK được dễ dàng, thuận lợi hơn (vì thực tế cho thấy hiện nay hình thức CPH cuả đa số các doanh nghiệp Nhà nước đều diễn ra trong nội bộ) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, lành mạnh hoá tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.


    2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc hình thành và vận hành hệ thống lộ trình đưa các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK. Tổng kết thực tiễn quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK tập trung dựa vào số liệu thực tế để từ đó có những đánh giá về xu hướng, khả năng phát hành và niêm yết cuả các doanh nghiệp tiềm năng trong tương lai.
    Đề tài còn đóng góp về mặt nhận thức dựa trên nền tảng khoa học đối với các giải pháp thúc đẩy có hiệu quả, giúp đưa các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK Việt Nam.
    Đề tài đưa ra một số giải pháp cho sự hình thành và phát triển hệ thống thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết, có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của Tp.HCM và các tỉnh phiá Bắc, và xa hơn có thể tiến đến nhân rộng mô hình để áp dụng trên phạm vi cả nước.
    Việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn có thể giúp khai thác mọi tiềm lực cuả các doanh nghiệp, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và tầm vóc cuả Tp.HCM, các tỉnh phiá Bắc mà chủ yếu là Tp. Hà Nội, phù hợp với xu thế phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Cuối cùng, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước nên rất cần một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp – những “tế bào” cấu thành nên nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần huy động tối đa mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, sử dụng mọi phương thức huy động vốn, trong đó huy động vốn qua các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK là một giải pháp thật sự hữu hiệu.


    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này không nằm ngoài việc đóng góp thêm một số giải pháp thu hút các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK Việt Nam, nhằm giúp họ quảng bá thương hiệu, thu hút vốn được dễ dàng hơn, lành mạnh và công khai hoá tình hình tài chính. Một bước tiến xa hơn là nhằm đưa TTCK VN đi vào ổn định, phong phú về hàng hóa, đa dạng về chủng loại, nâng cao về mặt chất lượng để có thể nhanh chóng hội nhập vào TTCK thế giới. Củng cố, mở rộng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, đặc biệt là các quan hệ tài chính trong nền kinh tế.
    Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
    Tạo uy tín và lòng tin từ nơi nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Mục tiêu sau cùng của đề tài chính là đề xuất mô hình hỗ trợ việc gia tăng năng lực hoạt động của các doanh nghiệp tiềm năng tại hai địa bàn nêu trên mang tính hệ thống, khả thi nhằm giúp các doanh nghiệp này đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tạo hàng cho TTCK, trong đó nhấn mạnh đến những khó khăn từ phía doanh nghiệp.


    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp tiềm năng trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phía Bắc.


    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, kế thừa một cách có chọn lọc các tài liệu khoa học, mô tả, phân tích đánh giá, so sánh dựa vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiềm năng niêm yết của các doanh nghiệp; bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới, dựa vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Tp.HCM và các tỉnh phía Bắc từ đó rút ra kết luận và giải pháp theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Những lý luận cơ bản về công ty cổ phần, thị trường chứng khoán, niêm yết và một số vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán.


    Chương 2: Thực trạng quá trình cổ phần hoá DNNN và hoạt động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cùng với thực tiễn hoạt động cuả hệ thống niêm yết


    Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...