Luận Văn Một số giải pháp nhằm tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại B

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Linh Napie, 26/11/13
    Last edited by a moderator: 26/11/13
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng 


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI- MỘT SỐ VẤN ĐỀ
    LÝ LUẬN 3
    1.1. Cơ sở lý luận chung . 3
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 3
    1.1.1.1. Động cơ làm việc . 3
    1.1.1.2. Động cơ lao động của con người 5
    1.1.2. Phân loại động cơ 5
    1.1.2.1. Phân loại dựa trên nhu cầu . 5
    1.1.2.2. Phân loại dựa trên đặc điểm tâm lý của người lao động . 10
    1.1.3. Vai trò của động cơ 13
    1.1.4. Một số lý thuyết về động cơ hoạt động của con người . 18
    1.1.4.1. Các lý thuyết cổ điển tạo động cơ làm việc 18
    1.1.4.2. Các lý thuyết hiện đại . 24
    1.1.5. Động cơ lao động của người Việt Nam . 33
    Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA
    NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI BÍNH HÙNG . 34
    2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng 34
    2.1.1. Một số nét khái quát về Công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng 34
    2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp. 35
    2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
    Thương Mại Bính Hùng 36
    2.1.3.1. Chức năng của doanh nghiệp. 36
    2.1.3.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp. 36
    2.1.3.3 Quyền hạn . 37
    2.1.3.4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 38
    2.2. Phân tích thực trạng động cơ hoạt động của người lao động trong Công ty
    TNHH Thương Mại Bính Hùng 41
    2.2.1. Đặc điểm lao động 41
    2.2.2. Cơ cấu lao động 42
    2.2.2.1. Bảng lao động chia theo đặc thù công việc . 42
    2.2.2.2. Bảng lao động chia theo độ tuổi 43
    2.2.2.3. Bảng lao động chia theo giới tính 44
    2.2.1.4. Phân chia tỷ lệ lao động theo thời gian làm việc trong Công ty . 45
    2.2.1.5. Lý do làm việc tại Công ty . 46
    2.2.2. Thực trạng động cơ làm việc của người lao động trong Công ty TNHH
    Thương Mại Bính Hùng 46
    2.2.2.1. Các chính sách của công ty 46
    2.3. Một vài nhận xét . 63
    Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG CƠ
    LÀMVIỆC TÍCH CỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
    THƯƠNG MẠI BÍNH HÙNG . 65
    3.1. Nhóm giải pháp kích thích bằng lợi ích vật chất với người lao động . 65
    3.1.1. Chính sách tiền lương 65
    3.1.2. Chế độ khen thưởng và kỷ luật lao động . 65
    3.2. Nhóm giải pháp tạo môi trường làm việc . 67
    3.2.1. Nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện điều kiện lao động . 67
    3.2.2. Xây dựng và củng cố mối quan hệ phối hợp giữa những người lao động,
    hình thành tác phong công nghiệp . 68
    3.2.3. Từng bước làm hình thành văn hoá doanh nghiệp . 69
    3.3. Nhóm giải pháp về quản lý nhân sự 70
    3.3.1. Chính sách đào tạo và phát triển 70
    3.3.2. Chính sách sử dụng người lao động 72
    KẾT LUẬN . 73


    LỜI MỞ ĐẦU
    Quản trị nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng nhất trong quá trình tiến
    hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khâu tác nghiệp
    này quyết định phần lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị
    trường và hội nhập kinh tế quốc tế, để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh
    nghiệp sản xuất kinh doanh phải tích cực khai thác triệt để nhân tố con người.
    Muốn vậy, cần phải hiểu tâm lý, động cơ của người lao động để từ đó, nhà quản lý
    sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượng để khai thác hết thế mạnh, tiềm năng
    của họ. Động cơ lao động của con người đã được các nhà tâm lý, các nhà kinh tế
    nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân
    thành đạt cho rằng các doanh nghiệp hơn thua nhau ở chỗ họ nắm trong tay nguồn
    lực nhân sự như thế nào. Họ là người trực tiếp thực hiện tất cả những công việc
    đang diễn ra trong doanh nghiệp và doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được đều
    phụ thuộc vào người lao động. Họ là những người thiết kế, sản xuất, tạo ra sản
    phẩm, là những người quản lý, bán hàng Nhưng vấn đề được đặt ra là làm cách
    nào để khơi dậy sự nhiệt tình, nhiệt huyết, n iềm đam mê trong công việc của người
    lao động để giúp doanh nghiệp phát triển mạnh. Và đặc biệt làm cách nào để người
    lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Họ có thể sẵn sàng bỏ doanh
    nghiệp của mình bất cứ lúc nào để đến một doanh nghiệp mới có mục tiêu, mục
    đích rõ ràng, tầm nhìn lớn và có chế độ ưu đãi, lương bổng hậu hĩnh. Đó là vấn đề
    mà hầu hết hiện nay các doanh nghiệp đều phải đương đầu.
    Nhiều câu hỏi đang được đặt ra và phải trả lời. Đó là: Tại sao người lao động
    lại chọn công ty này làm việc mà không chọn công ty khác. Động cơ nào thôi thúc
    họ hành động như vậy? làm thế nào để khai thác hết tiềm năng của người lao động
    để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khoá luận:
    “Một số giải pháp nhằm tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao động tại
    công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng” nhằm giải quyết một số vấn đề mà thực
    tiễn đang đặt ra hiện nay.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, khoá luận
    được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Động cơ làm việc của con người- Một số vấn đề lý luận
    Chương 2: Phân tích thực trạng động cơ làm việc của người lao động ở
    Công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động cơ làm việc tích cực cho
    người lao động tại Công ty TNHH Thương Mại Bính Hùng.


    Chương 1
    ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    1.1. Cơ sở lý luận chung
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
    1.1.1.1. Động cơ làm việc
    Hoạt động cơ bản của con người là hoạt động lao động. Vì vậy, trước khi con
    người hành động, họ phải suy nghĩ và tự trả lời các câu hỏi: Tại sao phải làm việc
    đó? làm việc đó để làm gì? có ích lợi gì? làm cho ai? ở đâu?. Sau đó họ mới đi đến
    quyết định cuối cùng.
    Người lao động cũng vậy, trước khi chọn một doanh nghiệp nào đó để làm
    việc, họ cũng phải tự đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Những câu hỏi đó phần lớn
    liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người. Những việc mình làm phải giúp ích
    và đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Xác định những câu hỏi như thế sẽ giúp họ
    có động lực làm việc hơn và có định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nơi
    làm việc. Với người lao động, đó chính là cơ sở để thúc đẩy họ hoạt động, để họ
    gắn bó với xí nghiệp.Từ nhận thức này, mới xuất hiện những khái niệm về “Động
    cơ” của con người.
    Quá trình nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã có từ rất sớm trong
    lịch sử tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm
    lý học đã tìm mọi cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào
    đó, tại sao hoạt động của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc
    ngưng lại đúng lúc. Vì thế, tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
    Thuyết “hành vi” đưa ra mô hình " kính thích - phản ứng", coi kích thích là
    nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ.
    Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm
    đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
    Thuyết tâm lý hoạt động lại cho rằng: “Những đối tượng nào được phản ánh
    vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động
    để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động”.
    Động cơ không chỉ được các nhà Tâm lý nghiên cứu, mà các nhà Phật giáo
    cũng quan tâm đến vấn đề này. Theo Phật giáo thì: “Động cơ là một nguồn năng
    lực (source of energy) có trong cơ thể, nguồn năng lực này có thể sinh ra hành
    động, khiến nó đạt thành một loại khuynh hướng của mục tiêu nào đó. Động cơ có
    thể chia thành hai phần đó là sinh lý và tâm lý. T rên phương diện sinh lý thì nó
    giống như những động cơ thực sắc và tử vong Trên phương diện tâm lý thì nó
    như là một giá trị quen thuộc về tín ngưỡng (tôn giáo) v.v ”
    Giảng viên Bùi Quốc Việt thì cho rằng: “Động cơ phản ánh những mong
    muốn, những nhu cầu của con người và là lý do của hoạt động. Nhu cầu của con
    người rất đa dạng, trong đó có những nhu cầu nổi bật trong một thời điểm nào đó.
    Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định
    và nhu cầu này quyết định hoạt động của con người. Động cơ của con người đều
    dựa trên những nhu cầu. Nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi có 3 yếu tố: sự mong
    muốn, sự chờ đợi; tính hiện thực của sự mong muốn hoàn cảnh môi trường xung
    quanh”.
    Còn Tâm lí học Macxit thì khẳng định: Động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối
    tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào
    một đối tượng nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả
    mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở
    thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người
    hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu.
    PGS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong cuốn
    “Tâm lý trong quản lý kinh doanh” quan niệm: Động cơ là sự thôi thúc con người
    hướng tới một hoạt động cụ thể nào đó nhằm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu.
    Nhưng cũng có ý kiến khác lại cho rằng: Động cơ là sự phản ánh thế giới
    khách quan vào trong bộ óc người, nó (hình ảnh tâm lý của động cơ) thúc đẩy con
    người hoạt động theo một mục tiêu nhất định, nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu,
    tình cảm của con người. Đó là quan điểm của một vài nhà nghiên cứu đưa ra trong
    cuốn “ Giáo trình tâm lý học quản lý”.
    Như vậy, điều dễ nhận thấy, cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau
    về động cơ, song chung quy lại, các ý kiến đều thống nhất với nhau ở điểm chung


    Danh mục các tài liệu tham khảo
    -Sách “Tâm lý trong quản lý kinh doanh” ,tác giả PGS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức
    -Sách “ Giáo trình tâm lý học quản lý”, tác giả Nguyễn Đình Xuân và Vũ Đức Đán
    - Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
    - Thuyết X và thuyết Y của McGregor
    - Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg
    - Thuyết cân bằng của Adams
    - Lý thuyết các nhu cầu thúc đẩy của David Mc Clellandt
    - Thuyết ERG (Existence Relatedness Growth)
    - Thuyết mong đợi của Vroom
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...