Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn oda cho hệ thống csht giao thông trên địa bàn thành phố

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; là động lực phát triển kinh tế xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, nó cũng là điều kiện để tăng cường tính cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia nhất là trong xu hướng toàn cầu hoá đờìi sống kinh tế xã hội hiện nay.


    Trong thời gian qua, CSHT giao thông thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng. Từ năm 2000 đến năm 2004, thành phố đã mở mới 191,488 km đường (71,768 km đường đô thị, 119,72 km đường giao thông nông thôn), nâng cấp, cải tạo 251,424 km đường (46,7 km đường giao thông nông thôn) xây dựng 18 chiếc/2230m cầu (8 chiếc/1680m cầu thành phố, 10 chiếc/550m cầu giao thông nông thôn); 193,8 km điện chiếu sáng công cộng với tổng số vốn đầu tư là 3.286 tỷ đồng. Nhưng nhìn chung số lượng và chất lượng CSHT giao thông vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của một đô thị loại I, hầu hết các dự án được thực hiện trong những năm vừa qua đều chỉ tập trung vào việc khôi phục, nâng cấp là chính, còn ít công trình dự án xây dựng mới. Do đó, theo định hướng quy hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 thì việc phát triển CSHT giao thông là một trong những mục tiêu hàng đầu. Điều này đòi hỏi vốn rất lớn, theo ước tính ban đầu, cần phải có hàng trăm tỷ đồng cho việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thồng đường sá, cầu cống.

    Cho nên hiện nay, vốn đầu tư cho CSHT giao thông là vấn đề cấp bách và nan giải nhất trong khi khả năng tích luỹ vốn trong nước rất hạn chế. Để khắc phục vấn đề này, trong thời gian qua, chúng ta đã huy động nhiều nguồn vốn từ nước ngoài như ODA, FDI, NGO .trong đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là một trong những nguồn vốn quan trọng và thích hợp để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của cả nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên trong thực tế, số lượng các dự án được tài trợ bởi vốn ODA trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn thành phố vẫn còn quá ít so với nhu cầu phát triển của thành phố. Nguyên nhân là do thủ tục phê duyệt còn rườm rà phức tạp, chậm giải phóng mặt bằng, việc bố trí vốn đối ứng còn chậm và thiếu . Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, phát triển trong thếú ổn định và bền vững, giữ vai trò là thành phố động lực của miền Trung và Tây nguyên trong năm 2010, thì việc tìm ra giải pháp khắc phục những vấn đề trên nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA trong lĩnh vực CSHT giao thông là hết sức cần thiết.


    Dựa trên cơ sở những vấn đề nêu trên, đề tài " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA VÀO HỆ THỐNG CSHT GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " được triển khai thực hiện với mục đích đóng góp một phần công sức vào sự phát triển chung của thành phố. Đây là một vấn đề tuy không mới mẻ nhưng vô cùng hệ trọng, có nhiều nội dung phức tạp, bản thân không phải là người trong cuộc, thực hiện đề tài trong thời gian ngắn, tài liệu tham khảo còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Với tinh thần học hỏi là chính, rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô.


    2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lí luận về vốn đầu tư, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
    - Phân tích, đánh giá tình hình thu hút vốn ODA vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông trong thời gian qua, tìm ra mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn ODA vào hệ thống CSHT giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là những chủ trương, chính sách, hoạt động liên quan đền thu hút vốn ODA cho hệ thống CSHT giao thông.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
    Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá trong giai đoạn 2000-2004 và đề xuất giải pháp trong thời gian đến (2006-2010)


    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Đồng thời trong chuyên đề có sử dụng phương pháp phân tích thống kê, và một số phương pháp khác


    5. Bố cục chuyên đề Chuyên đề gồm 3 chương chính:
    Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn ODA vào hệ thống CSHT giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
    Chương II: Tình hình thu hút vốn ODA vào hệ thống CSHT giao thông trên địa bàn thành phố trong thời gian qua (2000-2004).
    Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào hệ thống CSHT giao thông trong giai đoạn 2006-2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...