Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chống thất thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chống thất thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái

    LI MĐẦU ​ Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, chỉ một tuần sau ngày tuyên bố độc lập Chính phủ đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thuế Quan và Thuế gián thu - tổ chức thuế đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.Thuế được coi là một công cụ cần thiết không thể thiếu được của bất kì Nhà nước nào để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
    Như cố Bộ trưởng Bộ tài chính Lê Văn Hiến đã nhận xét: “ Trong tài chính thì thuế luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm, luôn là “mặt trận nóng bỏng” là lĩnh vực quan trọng của tài chính quốc gia”. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì vai trò của thuế với Nhà nước với đất nước lại càng quan trọng hơn. Là thành viên của WTO đòi hỏi hệ thống thuế của nước ta phải được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
    Cùng với sự chuyển mình chung của đất nước thì các thành phần kinh tế NQD nhất là các doanh nghiệp NQD đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng ở khắp mọi nơi.
    Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc với mạng lưới giao thông, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi. Với nhiều chủ trương chính sách thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tổ chức khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng những năm qua tỉnh Yên Bái đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp NQD phát triển. Nằm trong môi trường kinh doanh thuận lợi như vậy các doanh nghiệp NQD đã nhanh chóng chuyển biến nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế trong cơ chế mới. Song trong những năm vừa qua do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc động viên thuế vào NSNN từ các doanh nghiệp NQD còn gặp nhiều khó khăn gây thất thoát khá nhiều so với khả năng có thể động viên được nhất là nguồn thu từ thuế TNDN. Thực tế đó đã đặt ra một đòi hỏi cấp thiết là phải nghiên cứu, phân tích tìm ra các giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD, hạn chế, đẩy lùi thất thu NSNN, góp phần thực hiện sự bình đẳng và công bằng xã hội giữa các doanh nghiệp NQD trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD, trong thời gian thực tập tại phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán – Cục thuế tỉnh Yên Bái được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cô, các chú ở Cục thuế tỉnh Yên Bái đặc biệt là các cô, các chú ở phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán, cùng với những kiến thức đã học ở trường Tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chống thất thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”

    MỤC LỤC​ LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: Thất thu thuế và sự cần thiết phải chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD
    1.1 Một số vấn đề về thất thu thuế và sự cần thiết phải chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD
    1.1.1 Một số vấn đề về thất thu thuế
    1.1.1.1 Khái niệm thất thu thuế
    1.1.1.2 Các hình thức thất thu thuế
    1.1.1.3 Hậu quả của thất thu thuế
    1.1.2 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD
    1.1.2.1 Đặc điểm, vai trò của các doanh nghiệp NQD
    1.1.2.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp NQD hiện nay
    1.1.2.3 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD


    1.2 Nội dung quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD
    1.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
    1.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế
    1.2.2.1 Quản lý doanh thu tính thuế
    1.2.2.2 Quản lý chi phí hợp lý
    1.2.2.3 Quản lý thu nhập chịu thuế khác
    1.2.3 Quản lý miễn, giảm thuế
    1.2.4 Quản lý thu nộp thuế
    Chương 2: Thực trạng công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái
    2.1 Khái quát về sự phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua
    2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái
    2.1.2 Tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua


    2.2 Khái quát chung về Cục thuế Yên Bái
    2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
    2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thuế TNDN của Cục thuế Yên Bái
    2.2.2.1 Những thuận lợi
    2.2.2.2 Những khó khăn


    2.3 Vài nét về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD của Cục thuế Yên Bái
    2.3.1 Những kết quả đạt được
    2.3.2 Một số tồn tại
    2.4 Thực trạng công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh của Cục thuế Yên Bái
    2.4.1 Thực trạng công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh của Cục thuế Yên Bái
    2.4.1.1 Công tác chống thất thu về đối tượng nộp thuế
    2.4.1.2 Công tác chống thất thu về căn cứ tính thuế
    2.4.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh
    2.4.1.4 Công tác đôn đốc thu nộp thuế
    2.4.1.5 Các công tác khác
    2.4.2 Đánh giá chung về công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh
    2.4.2.1 Ưu điểm
    2.4.2.2 Một số tồn tại
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái
    3.1 Mục tiêu của ngành thuế Yên Bái trong việc chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh trong năm 2008
    3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Yên Bái
    3.2.1 Về chế độ chính sách
    3.2.2 Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế
    3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về mọi mặt nhằm chống thất thu về căn cứ tính thuế
    3.2.4 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đọng thuế
    3.2.5 Đẩy mạnh việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế
    3.2.6 Các công tác khác
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO





     
Đang tải...