Luận Văn Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà N

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội



    LỜI MỞ ĐẦU

    “Sức khoẻ là vàng”- lời đúc kết ấy đã khẳng định được tầm quan trọng của sức khoẻ
    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đồng thời cũng là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực của sự phát triển. Để phát huy hết vai trò và ưu điểm của nguồn lực này, việc chăm sóc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với con người là điều rất cần thiết, trong đó, sức khoẻ của con người là được ưu tiên hơn cả, bởi vì có sức khoẻ, con người mới có thể học tập, nghiên cứu, lao động .để tạo ra những sản phẩm có ích phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của quốc gia.
    Như vậy, sức khoẻ không chỉ là tài sản của mỗi con người mà còn là tài sản của cả nhân loại, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng, của mọi người dân, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt.
    Nhận rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ và vai trò của ngành y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, hàng năm, Nhà nước đã dành một phần từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nhưng do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, với chủ trương xoá bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế cũng có những thay đổi theo hướng “Giảm dần các khoản chi có tính bao biện từ ngân sách nhà nước, chi có trọng tâm trọng điểm” nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là “Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” ( Trích văn kiện Đại hội Đảng IX )
    Trong những năm qua, ngành y tế Hà Nội đứng trước nhiều thử thách do diễn biến phức tạp của thời tiết, bệnh dịch cũng như tình hình kinh tế xã hội, nhưng cán bộ nhân viên ngành y tế Hà Nội với tinh thần trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề tận tụy với việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, không ngừng tăng cường công tác quản lý nhà nước, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, ngành y tế Hà Nội còn có một số những tồn tại như : Trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, nguồn cán bộ có tay nghề chuyên môn cao còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ dược. Phần NSNN cho hoạt động y tế, trong quá trình phân bổ, quản lý và sử dụng còn nhiều kẽ hở dẫn tới lãng phí và giảm hiệu quả. Những tồn tại trên đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho hoạt động y tế.
    Nhận thức được tầm quan trọng cuả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế và đứng trước những khó khăn, tồn tại trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính- Vật giá Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội”.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, từ đó rút ra những ưu nhược điểm của công tác quản lý nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quá trình quản lý chi các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    Kết cấu đề tài : Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được trình bày trong ba chương:
    Chương 1: Nhận thức chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế
    Chương 2 : Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội

    Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Quách Thị Hồng Liên, cùng sự giúp đỡ của các cô, bác, anh chị trong Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội .giúp em hoàn thành đề tài này.

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1

    Chương 1: Nhận thức chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế 4
    1.1. Tầm quan trọng của sự nghiệp y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 4
    1.2. Nội dung và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế . 7
    1.2.1- Khái niệm chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế . 7
    1.2.2- Nội dung của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. 8
    1.2.3- Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với hoạt động y tế 11
    1.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. 13
    1.3.1- Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế 13
    1.3.2- Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. 15
    1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 18

    Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. 22
    2.1. Khái quát về ngành y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 22
    2.1.1- Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của Hà Nội. 22
    2.1.2- Thực trạng ngành y tế Hà Nội những năm gần đây. 24
    2.1.2.1.Về hệ thống tổ chức 24
    2.1.2.2. Những hoạt động chủ yếu của ngành y tế những năm gần đây 26
    2.1.2.3- Nguồn vốn đầu tư và quản lý nguồn vốn 30
    2.2- Thực trạng cơ chế quản lý cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. 37
    2.2.1. Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. 37
    2.2.2. Quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bạm thành phố Hà Nội . 39
    2.2.2.1 Khâu lập dự toán. 39
    2.2.2.2. Chấp hành dự toán 41
    2.2.2.3. Khâu quyết toán 53
    2.3.3. Những tồn tại và khó khăn trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế thành phố Hà Nội. 55

    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội 57
    3.1. Những mục tiêu và định hướng phát triển của ngành y tế Hà Nội trong thời gian tới 57
    3.1.1. Những mục tiêu cơ bản 57
    3.1.2. Những định hướng phát triển cơ bản của ngành y tế Hà Nội trong thời gian tới 58
    3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. 59
    3.2.1. Đổi mới chính sách viện phí theo hướng “ Tính đủ, tính đúng viện phí, thu theo đối tượng, kết hợp miễn phí cho người nghèo và trợ phí cho người quá nghèo”. 59
    3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa nguồn ngân sách nhà nước với các nguồn tài chính khác cung cấp cho hoạt động Y tế tạo nên nguồn lực tổng hợp phục vụ tốt cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân . 60
    3.2.3. Kiện toàn công tác tài chính - kế toán và công tác đào tạo cán bộ Tài chính trong ngành y tế 61
    3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí từ NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. 61
    3.2.5. Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 62
    3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội 64
    3.2.7. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu 65

    Kết luận 67

    Tài liệu tham khảo 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...