Chuyên Đề một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương hoàn kiếm

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi lớn, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện với nhiều thành công rực rỡ. Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản lượng quốc dân đến năm 2000 mà Đảng ta đề ra, chúng ta cần phải có khoảng 250 ngàn tỉ đồng vốn đầu tư. Vì vậy, triển khai giải quyết vốn là vấn đề hết sức cấp bách cho nền kinh tế.

    Để có được số vốn lớn này, tốt hơn hết là vốn được huy động từ trong nước qua kênh ngân sách và hệ thống tín dụng. Chính vì lẽ đó việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và của hệ thống tín dụng nói chung rất được coi trọng và được xem như là một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống tín dụng.
    Nhìn vào tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng tiêu biểu là của các ngân hàng thương mại trong ngân hàng trong những thời gian vừa qua, ta có thể thấy được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.
    Trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm và với tư cách là một sinh viên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này thông qua đề tài : “Một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm”.
    Qua đây, tôi cũng đưa ra một vài biện pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU .
    PHẦN I : VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG
    CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    I - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
    II - VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NHTM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: .
    III - CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :
    IV - CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM : .
    PHẦN II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
    NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM .
    I - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM :
    II - HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG
    CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM : .
    III - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
    CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM :
    1) Nguồn vốn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm: .
    2) Thực trạng của hoạt động huy động vốn của
    Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm: .
    PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
    TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM .
    I. NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
    Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM .
    II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
    CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM TRONG THỜI GIAN TỚI
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
    CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM TRONG THỜI GIAN TỚI:
    1.Về phía Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm .
    2) Về phía Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
    công thương trung ương: .
    PHẦN KẾT LUẬN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    MỤC LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...