Luận Văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU​Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thương hiệu đã trở thành một vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp, do nhận thức chưa đầy đủ mà các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị mất thị trường, mất chính tên tuổi mà mình xây dựng lên từ chính đối tác nước ngoài như trường hợp của cà phê Trung Nguyên, thuốc là Vinataba
    Sự kém về nhận thức không chỉ từ phía các doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ bao cấp mà ngay cả các doanh nghiệp mới ra đời cũng đưa ra thị trường những sản phẩm mới, những thương hiệu mới, song đáng tiếc họ vẫn chưa thực sự quan tâm đến phát triển và bảo hộ thương hiệu của mình.
    Trong số hơn 106.000 nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam thì chỉ có khoảng 26.000 nhãn hiệu là của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình, trong khi đó chính các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có sự quan tâm đúng mức.
    Vì tầm quan trọng của thương hiệu, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg về việc xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010. Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về quá trình phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao nhận thức phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam trong thời gian tới, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam”.
    Do tính chất mới mẻ của đề tài và hạn chế về kiến thức thực tế của người thực hiện, nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên đề bổ sung và hoàn thiện đề tài này.
    Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS.Phạm Văn Hùng, người đã khuyến khích, động viên, và hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài này.!

    KẾT LUẬN​

    Chúng ta đều thấy rõ một thực trạng chung về tình trạng bảo hộ và phát triển thương hiệu Việt Nam không chỉ trong thị trường nội địa mà trên thị trường thế giới còn quá yếu kém.
    Đây là cái giá phải trả cho sự trì trệ, thiếu ý thức trong việc chủ động hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như đòi hỏi từ phía quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp nên sớm nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu và sớm đăng ký thương hiệu của mình tại những thị trường mà doanh nghiệp định hướng đó là thị trường mục tiêu.
    Một thương hiệu mà bị chiếm đoạt thì kéo theo nó là những bất lợi khó lường, thực tế cho thấy cái tên không còn là chuyện nhỏ, bởi đằng sau cái tên là tài sản vô hình, là cam kết của người bán hàng đối với khách hàng, là uy tín, là chất lượng, hình ảnh của doanh nghiệp, của quốc gia trên thị trường quốc tế.Tạo ra nó đã khó nhưng bảo vệ nó còn khó hơn.
    Với tiềm lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, sự nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và giá trị của thương hiệu ở các doanh nghiệp Việt Nam, sự hoàn thiện về hệ thống chính sách bảo hộ của Nhà nước, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới hi vọng rằng các doanh nghiệp, hàng hóa của Việt Nam sớm khẳng định được vị trí và tên tuổi của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.Người Việt Nam có thể tự hào rằng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, hàng hóa Việt Nam không chỉ phổ biến trên thị trường Việt Nam mà còn là một trong những lựa chọn tiêu dùng hàng đầu trên thị trường khu vực cũng như trên toàn thế giới
     
Đang tải...