Luận Văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm tăng cườnghiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có một bề dày lịch sử rất vẻ vang. Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đánh thắng thực dân, phong kiến và đi lên con đường xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối đổi mới, phấn đấu xây dựng nước Lào thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để đưa đất nước phát triển, không có con đường nào khác là Đảng NDCM Lào phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn và có hiệu quả. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của nước mình, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển.
    Nhưng, cho đến hôm nay, nền kinh tế của Lào vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng của một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu. Đời sống nhân dân còn thấp và còn nhiều hộ đói nghèo. Nếu Đảng và Nhà nước không tìm ra phương pháp hữu hiệu thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển thì sẽ làm cho nước Lào tụt hậu nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới (tụt hậu về kinh tế sẽ dẫn đến tụt hậu về chính trị, khủng hoảng chính trị và không đảm bảo an ninh chính trị .).
    Mặt khác, trong tiến trình phát triển của lịch sử, ngày nay khoa học - công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão; xu thế hội nhập giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng phát triển. Vấn đề toàn cầu hóa đang là vấn đề được thế giới rất quan tâm. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng nằm trong quỹ đạo đó. Vì vậy, để có thể hội nhập với thế giới, đòi hỏi nước Lào phải xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh. Thực hiện được mục đích đó, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, xác định đổi mới kinh tế là Trung tâm. Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã đưa nền kinh tế quốc dân phát triển lên một bước; đồng thời, nâng cao đời sống nhân dân và tạo tiền đề của chủ nghĩa xã hội.
    Trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 2001 đã khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều cần thiết, khách quan. Nhà nước phải có giải pháp đúng đắn, thực hiện có hiệu quả để quản lý kinh tế phát triển toàn diện, quản lý và phát triển tất cả các thành phần kinh tế - xã hội" [36, tr.13-14].
    Đây là nội dung đường lối phát triển kinh tế mà Đảng NDCM Lào đã xác định và coi trọng để tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào từ nay đến năm 2020. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và xuất phát từ tình hình thực tiễn trong nước trong những năm qua và hiện nay, tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này. Đó là lý do tôi chọn vấn đề: "Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu.
    - Bên cạnh lý luận của kinh tế học tư sản, có một dòng lý luận khác, lý luận Mác xít. Các Mác rất coi trọng giải pháp, vai trò hiệu lực của nhà nước trong
    điều tiết kinh tế. Sau Mác, Người kế thừa và phát triển học thuyết Mác là V.I.Lênin, không chỉ bổ sung về mặt lý luận mà còn áp dụng nó vào thực tiễn, phát triển kinh tế - xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn đầu của cách mạng Nga. Với chính sách NEP của mình, ông đã kết hợp một hệ thống các giải pháp có hiệu lực phát huy vai trò của nhà nước với nền kinh tế thị trường và đề cao tự do trao đổi hàng hóa trên cơ sở có sự quản lý của nhà nước.
    Ở Lào đã có một số luận văn đề cập đến vấn đề kinh tế của Lào như: Pheng Ta Vi La Vông, Phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, 1991; Khăm Phăn Phun Bo Lin, Một số đặc điểm mới cơ chế quản lý kinh tế ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1991; Bun Thi Khưa Mi Xay, Phát triển thị trường nông thôn ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, năm 1999. Ở Việt Nam có nhiều nhà kinh tế đã rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường. Luận án tiến sĩ kinh tế của Đặng Ngọc Lợi (1995), Phạm Khánh Phương, Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường, Nxb Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Tiểu luận tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp của Đoàn Thị Ngọc Thanh, 2000 .
    Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm đến việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trong đó có đề cập đến việc nghiên cứu về giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào từ nay đến năm 2020.
    (Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ năm 2001).
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    a. Mục đích: Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân nền kinh tế, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào.
    b. Nhiệm vụ
    - Phân tích, khái quát tình hình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đối với sự phát triển kinh tế trong những năm qua và khẳng định những thành tựu, hạn chế; những vấn đề đặt ra cần có giải pháp và hiệu lực của nhà nước để quản lý và phát triển kinh tế trong thời đại mới.
    - Đề xuất phương hướng giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở Lào trong giai đoạn hiện nay đến 2020.
    c. Phạm vi nghiên cứu
     
Đang tải...