Luận Văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA PHỔ CỔ HÀ NỘI
    LỜI MỞ ĐẦU


    Thủ đô Hà Nội đang tiến gần tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, một sự kiện lịch sử mà không chỉ riêng nhân dân thành phố Hà Nội mà còn toàn dân cả nước, bạn bè năm châu bốn bể đón chờ. Nói đến lịch sử phát triển “Thăng Long- Hà Nội” thì không thể không nói đến khu Phố Cổ Hà Nội, đây là một di sản văn hoá, một đặc trưng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thể hiện lối sống truyền thống của người Tràng An được tất cả bạn bè quốc tế quan tâm.


    Lịch sử hình thành Khu phố cổ gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa, những công trình còn lại trong khu Phố Cổ hiện nay “Khu 36 phố phường” chủ yếu được xây dựng, cải tạo lại vào thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Khu Phố Cổ hiện nay vẫn đang tồn tại không phải như một quần thể kiến trúc vô tri vô giác mà đang tồn tại như một cơ thể sống. Tuy vậy, các công trình nhà ở, hạ tầng kĩ thuật mặc dù đã được cải tạo nâng cấp nhiều song vẫn còn hơn 70% số công trình hiện đang xuống cấp, nhiều công trình có nguy cơ bị đổ, hạ tầng kĩ thuật công trình thoát nước nhiều khu vực cũ nát. Với mật độ dân cư đông đúc, khu Phố Cổ đang có nhiều vấn đề bức xúc về môi trường xã hội, và các vấn đề dân sinh rất phức tạp là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại nhiều công trình xây dựng sai phép, trái phép, lấn chiếm các công trình di tích lịch sử làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan di tích, có nhiều di tích bị biến dạng hoàn toàn. Đứng trước thực trạng này, UBND Quận Hoàn Kiếm đã và đang thi hành biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đô thị theo Quy hoạch để phát huy giá trị lịch sử văn hoá, để cho Phố Cổ thực sự trở thành trái tim của thủ đô Hà Nội, xứng đáng với những gì ông cha đã làm để bảo vệ, để tôn vinh lịch sử văn hoá bản sắc của cả dân tộc.


    Chỉ còn 5 năm nữa, ngày lễ kỉ niệm trọng đại “1000 năm Thăng Long– Hà Nội” sẽ diễn ra, chính vì vậy mà khu Phố Cổ gồm 10 phường cần phải quy hoạch, được đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường xã hội xứng đáng với danh hiệu “Di tích lịch sử quốc gia”. Do vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý theo quy hoạch; bảo tồn, tôn tạo, phát huy và tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá, kiến trúc.


    Để có thể tìm hiểu sâu hơn về giá trị lịch sử văn hoá của khu Phố Cổ, hiểu rõ hơn về thực trạng của khu Phố Cổ, công tác quản lý đô thị theo quy hoạch của các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện nên em đã mạnh dạn nghiên cứu về đề tài này để hiểu rõ hơn, với kiến thức đã được học về đô thị tại trường, với sự giảng dạy của thầy cô bộ môn Kinh tế & quản lý đô thị, với những hiểu biết qua sách báo, em có thể đưa ra được một số biện pháp hay kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội.


    Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
    - Tìm hiểu cơ sở lý luận trong công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử khu Phố Cổ.
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý đô thị, công tác bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử trên địa bàn khu Phố Cổ.
    - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quản lý đô thị trong những năm tới và đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý đô thị và phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ để tiến tới " 1000 năm Thăng Long- Hà Nội ".


    Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài có sử dụng các phương pháp sau: phương pháp xã hội, phương pháp hệ thống, phương pháp lô gíc, phương pháp thống kê .để thu thập tài liệu, đánh giá hiện trạng và đề ra các giải pháp, kiến nghị.


    Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu và phần kết luận gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đô thị, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội
    Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội.


    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô!


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1


    Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý đô thị và bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu phố cổ Hà Nội 3
    I. Những vấn đề chung về đô thị và công tác quản lý đô thị 3
    1. Đô thị 3
    2. Công tác quản lý đô thị 4
    2.1. Quản lý đô thị 4
    2.2. Mục đích vai trò, đối tượng của quản lý đô thị 5
    2.3. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đô thị 6
    2.4. Các nguyên tắc của công tác quản lý đô thị: 9
    2.5. Các phương pháp cơ bản trong công tác quản lý đô thị: 11
    II. Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ 11
    1. Khái niệm về Phố Cổ và di sản văn hoá: 11
    2. Giá trị lịch sử, giá trị văn hoá Phố Cổ: 12
    3. Tính tất yếu và ý nghĩa của công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá lịch sử khu Phố Cổ: 14


    Chương 2: Thực trạng về tình hình công tác quản lý đô thị và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố cổ Hà Nội 18
    I. Tình hình chung về khu Phố Cổ Hà Nội. 18
    1. Đặc điểm và giá trị của khu Phố Cổ Hà Nội: 18
    1.1. Giá trị lịch sử khu Phố Cổ 18
    1.2. Giá trị văn hoá 18
    1.3. Giá trị kiến trúc 19
    2. Tình hình kinh tế – xã hội: 21
    3. Tình hình bảo tồn, tôn tạo các di tích có giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc trong khu Phố Cổ Hà Nội: 21
    II. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý đô thị ở khu Phố Cổ Hà Nội 26
    1. Công tác địa chính 26
    1.1 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 26
    1.2. Công tác cấp phép xây dựng: 28
    1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng: 29
    2. Công tác quản lý giao thông tĩnh, công trình cải tạo hành lang giao thông và giải phóng mặt bằng: 30
    3. Công tác phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch gắn liền với tuyến phố văn minh thương mại đô thị 32
    4. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội 36
    5. Công tác vệ sinh môi trường: 38
    III. Những hạn chế của công tác quản lý đô thị ở khu Phố Cổ Hà Nội 39
    1. Công tác quản lý trật tự xây dựng: 40
    2. Công tác quản lý giao thông tĩnh: 42
    3. Công tác Giải phóng mặt bằng: 44
    4. Công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội: 44
    5. Công tác Trật tự đô thị- Vệ sinh môi trường: 45
    6. Nguyên nhân của những tồn tại trên 46
    6.1. Nguyên nhân chủ quan 46
    6.2. Nguyên nhân khách quan 46


    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá Phố Cổ Hà Nội. 47
    I. Cơ sở của các giải pháp 47
    1. Cơ sở lý luận 47
    2. Cơ sở pháp lý 48
    3. Cơ sở thực tiễn của khu Phố Cổ Hà Nội: 50
    II. Mục tiêu, yêu cầu và các nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 51
    1. Mục tiêu tổng thể (2005- 2010) 51
    2. Phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2005 52
    2.1. Công tác quản lý xây dựng 52
    2.2. Công tác quản lý nhà đất 52
    2.3. Công tác quản lý trật tự đô thị - vệ sinh môi trường 52
    3. Những nhiệm vụ chủ yếu 53
    4. Yêu cầu 55
    5. Tiến độ thực hiện 55
    5.1. Năm 2005 55
    5.2. Giai đoạn 2006- 2008 56
    5.3. Giai đoạn 2009 - 2010 56
    III. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 56
    1. Tăng cường công tác quản lý khu Phố Cổ Hà Nội 56
    1.1. Về hạ tầng đô thị 56
    1.2. Về công tác quản lý trật tự xây dựng 57
    1.3. Công tác giải phóng mặt bằng: 58
    1.4. Công tác quản lý giao thông tĩnh, phát triển TM - DV - DL gắn với tuyến phố văn minh, tuyến phố đi bộ : 59
    2. Công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá khu Phố Cổ Hà Nội 61
    3. Công tác tuyên truyền 63
    IV. Kiến nghị 63


    Kết luận 65
    Tài liệu tham khảo 68
     
Đang tải...