Luận Văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Sau hai mươi năm thực hiện cơ chế chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, kể từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đã được cải thiện vượt bậc, tạo cho Việt Nam một bộ mặt với những thay đổi to lớn về diện mạo kinh tế mới trong mắt bạn bè quốc tế.
    Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách như vậy, nền kinh tế nước nhà đã liên tục tăng trưởng qua các năm một cách ổn định và bền vững, tạo nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Từ những thành tựu đã đạt được Nhà nước ta đã không ngừng cải cách, đổi mới hệ thống Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy hội nhập kinh tế, quốc tế.
    Song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng với tính chất là nội lực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
    Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nước luôn luôn cần thiết phải có nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên của những tổ chức, cơ quan đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Để đáp ứng nguồn kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động như; Các cơ quan quản lý Nhà nước, quân đội, cảnh sát, sự ngiệp văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển kinh tế đất nước thì Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu để bảo đảm, đó là nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng nguồn kinh phí đó của Nhà nước đều phải được phản ánh qua Ngân sách Nhà nước.
    Ngân sách huyện với tư cách là một bộ phận hữu cơ của Ngân sách Nhà nước cùng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nước. Nó có chức năng trung gian giữa cấp ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố và ngân sách cấp xã phường, thị trấn. Quản lý và phân phối lại nguồn tài chính của địa phương nhận từ ngân sách cấp trên hoặc từ nguồn thu được điều tiết theo quy định phát sinh trên địa bàn cho hoạt động của bộ máy quản lý cấp huyện và bổ sung cân đối cho hoạt động của cấp xã, phường, thị trấn.
    Ngân sách Nhà nước ta đã ra đời từ lâu, tuy nhiên nó chỉ được thể chế thành Luật năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Trong quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, luật ngân sách Nhà nước đã được hoàn thiện. Tại kỳ họp thứ 2 khoá XI của Quốc hội nước ta, Luật ngân sách Nhà nước đã được sửa đổi nhằm để quản lý thống nhất nền Tài chính Quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tải sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
    Sau một thời gian nghiên cứu thực tập, thu thập các thông tin, kiến thức thực tế để bổ sung cho kiến thức đã học tại nhà trường, em đã nhận thấy rằng trước những đòi hỏi bức xúc về quản lý điều hành ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý điều hành ngân sách cấp quận, huyện nói riêng, em xin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề thực tập với nội dung “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu
    Qua thực tiễn tại đơn vị phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên, em đã nhận thấy rõ được kiến thức về công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng. Em mong rằng một số ý kiến đề xuất của cá nhân em sẽ đóng góp phần nào nhỏ bé vào công tác quản lý điều hành ngân sách tại địa phương và luật Ngân sách Nhà nước.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn cùng tập thể các đồng chí trong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Mong rằng các bạn đọc đóng góp ý kiến tham gia những khiếm khuyết và thiếu xót trong đề tài này.



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU Trang1
    CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 4

    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
    1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 4
    2. Nội dung Ngân sách Nhà nước 4
    3. Nguyên tắc của Ngân sách Nhà nước 6
    4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 7
    5. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 9
    6. Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 10
    7. Niên độ Ngân sách Nhà nước 10
    8. Phân cấp Ngân sách Nhà nước 10
    8.1. Nguyên tắc phân cấp Ngân sách 10
    8.2. Nội dung phân cấp Ngân sách 10
    II NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 10
    1. Sự tồn tại khách quan của Ngân sách huyện 10
    2. Vai trò Ngân sách huyện 11
    3. Nhiệm vụ Ngân sách huyện 13
    3.1. Về thu Ngân sách 13
    3.1.1 Các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 13
    3.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 14
    3.1.3 Thu bổ sung cân đối Ngân sách 14
    3.2 Về chi Ngân sách 14
    3.2.1 Chi đầu tư phát triển 15
    3.2.2 Chi thường xuyên 15
    3.3.3 Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới 17
    4. Nội dung quản lý Ngân sách huyên. 17
    4.1 Lập dự toán Ngân sách huyện 17
    4.1.1 Yêu cầu của việc lập dự toán 17
    4.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách huyện 18
    4.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách 20
    4.1.4 Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện 21
    4.1.5 Điều chỉnh dự toán Ngân sách 22
    4.2 Chấp hành Ngân sách huyện 22
    4.3 Kế toán và Quyết toán Ngân sách 26
    4.3.1 Tổ chức bộ máy Kế toán Ngân sách 27
    4.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách 27
    4.3.3 Quyết toán Ngân sách 28
    5. Sự cần thiết phải tăng cường Ngân sách Huyện Trong điều kiện hiện nay 29
    5.1 Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta 29
    5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý Ngân sách huyện trong thời gian qua 29
    III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003 - 2006) 30
    1. Tổng quan về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý Ngân sách huyện Than Uyên 30
    1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Than Uyên 31
    1.1.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp 33
    1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34
    1.1.3 Giao thông, xây dung cơ sở hạ tầng 34
    1.1.4 Công tác tài chính, tín dụng, thương mai, dịch vụ 35
    1.1.5 Công tác Giáo dục - Đào tạo 36
    1.1.6 Công tác dân số, gia đình, trẻ em 36
    1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội 37
    1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên 37
    2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyện trong thời gian qua (2003-2006) 41
    2.1 Về công tác thu ngân sách trên địa bàn 42
    2.2 Về công tác chi ngân sách trên địa bàn 43
    2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 43
    2.3.1 Trong công tác lập dự toán ngân sách 43
    2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách huyện 45
    2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước 53
    CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 55
    I MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 55
    1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55
    2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 55
    2.1 Khâu xây dung, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế 55
    2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng luật Ngân sách Nhà nước 56
    2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị 59
    2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu 63
    3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền 64
    4. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 64
    5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngân sách 65
    II. KIẾN NGHỊ: 66
    KẾT LUẬN 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...