Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vốn là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì, có vốn sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng những thành tựu công nghệ mới, tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển, đòi hỏi cần có một tổ chức đứng ra làm trung gian thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức đó chính là hệ thống các ngân hàng. Trong những năm qua hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cung ứng cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Công tác huy động vốn đối với một NHTM có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định tình hình kinh doanh của một ngân hàng và có tác động không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế.
    Nằm trong hệ thống các NHTM, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank Việt Nam) nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Techcombank Cần Thơ) nói riêng cũng đã và đang nổ lực không ngừng để khẳng định vị thế của mình trong hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nhưng trên địa bàn ngày càng có nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính thành lập và cạnh tranh nhau, gây nhiều khó khăn và trở ngại cho hoạt động huy động vốn của Techcombank Cần Thơ. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ, tạo đà để ngân hàng phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, trong quá trình thực tập tại Techcombank Cần Thơ, cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường và sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, nhân viên của Techcombank Cần Thơ nên em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chính của đề tài là những vấn đề nghiên cứu được trong lý thuyết, phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Techcombank Cần Thơ để thấy được những thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập số liệu gồm các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn và tài liệu của Techcombank Cần Thơ:
    - Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua việc tìm hiểu và thu thập các thông tin về hoạt động huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ.
    - Thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu các quyết định, quy trình và quy chế hoạt động huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ. Thu thập các số liệu dùng để phân tích về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng từ năm 2009 – 2011. Tìm kiếm các thông tin trên sách, báo, internet phục vụ cho việc nghiên cứu.
    3.2 Phương pháp phân tích số liệu
    - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: (Năm sau – năm trước)

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][​IMG]Y = Y[SUB]1[/SUB] – Y[SUB]0[/SUB]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Là kết quả của phép trừ giữa chỉ số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

    Trong đó: [​IMG]Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu
    Y[SUB]1[/SUB]: Chỉ tiêu năm sau
    Y[SUB]0[/SUB]: Chỉ tiêu năm trước
    Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
    - Phương pháp so sánh số tương đối: (Năm sau – năm trước) / năm trước

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]%Y = [​IMG] x 100%
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Trong đó: %Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
    [​IMG]Y[SUB]1[/SUB]: Là phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu
    Y[SUB]0[/SUB]: Chỉ tiêu năm trước
    Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
    4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
    ü Đối tượng nghiên cứu: đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ.
    ü Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Techcombank Cần Thơ.
    - Về thời gian: số liệu của đề tài này được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Đề tài được thực hiện từ 06/02/2012 đến 28/3/2012.
    5. Ý nghĩa đề tài
    Qua phân tích thực trạng của hoạt động huy động vốn, cơ cấu huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ thực tế thực tập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ, nếu khả thi có thể sẽ được áp dụng.
    6. Bố cục nội dung nghiên cứu
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Techcombank Cần Thơ
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ
    - Phần kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...