Luận Văn Một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình
    Phần mở đầu

    Tính cấp thiết của đề tài

    Làng nghề truyền thống ở nước ta đã có từ lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với các làng nghề truyền thống các nghề mới, làng nghề mới cũng xuất hiện. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các làng nghề có vị trí đặc biệt quan trọng chúng là một bộ phận cơ bản của công nghệp nông thôn. Các làng nghề có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp tăng thu nhập cho người lao động nhất là ở vùng nông thôn.
    Thái Bình là một tỉnh thuần nông với 94% dân số sống ở nông thôn là nơi có số lượng làng nghề tập trung đông, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Các làng nghề đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cho phép và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn một số làng nghề bị mai một. Do đó chưa tạo điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh.
    Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà về mặt ổn định chính trị xã hội.
    Để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội thực hiện CNH HĐH mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở Thái Bình, cần phải nghiên cứu đưa ra được những giải pháp hữu hiệu đó chính là yêu cầu của đề tài "Một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình".
    Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

    Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển các làng nghề ở vùng nông thôn.
    Phân tích đánh giá thực trạng của các làng nghề, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của làng nghề.
    Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển làng nghề tạo thêm nhiều chỗ làm cải thiện đời sống người nông dân.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các làng nghề thông qua các số liệu đã điều tra.
    Phạm vi nghiên cứu: Vùng nông thôn tỉnh Thái Bình trong đó tập trung vào một số làng nghề tiêu biểu các tư liệu, số liệu được thu thập từ 1991 - 2000.
    Phạm vi nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau:
    + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    + Phương pháp phân tích tổng hợp.
    + Phương pháp thống kê kinh tế, điều tra chọn mẫu
    Tên và kết cấu chuyên đề:
    + Phần mở đầu
    + Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các làng nghề ở nông thôn.
    + Chương II Thực trạng về các làng nghề ở nông thôn tỉnh Thái Bình.
    + Chương III Định hướng và một số giải pháp phát triển làng nghề ở Thái Bình.
    + Kết luận và kiến nghị




    Chương I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN.I. Các khái niệm và đặc trưng của làng nghề

    1.Các khái niệm:
    - Làng nghề
    Lịch sử nông thôn việt nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề chúng là đặc trưng cho truyền thống kinh tế văn hoá của xã hội thông thôn các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa nông thôn và thành thị giữa truyền thống và hiện tại là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá ở nông thôn nước ta.
    Nói đến làng nghề chúng ta cần chú ý 2 yếu tố cấu thành đó là làng và nghề. Làng là một khu vực địa lý một không gian lãnh thổ nhất định ở đó tập hợp những người dân cùng sinh sống cùng sản xuất. Các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi công nghiệp các ngành nghề thủ công ở các thôn làng.
    Để nhận dạng làng nghề người ta sử dụng hai tiêu chí sau:
    + Tỷ trọng số hộ làm nghề trong làng.
     
Đang tải...