Tiểu Luận Một số Giải pháp nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    ​Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ của cả nước, thủ đô Hà nội và các thành phố lớn khác ở Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hoá và cơ giới hóa rất nhanh. Cùng với quá trình này, tình trạng người dân ở các tỉnh ngoài đổ vào thành phố lớn tìm kiếm việc làm và sinh sống đã và đang làm tăng dân số ở các thành phố lớn, chủ yếu là tăng dân số cơ học. Hiện tượng này đã gây ra cho các thành phố lớn những áp lực cho việc đầu tư cung cấp cơ sở hạ tầng. Mặt khác, giao lưu kinh tế giữa các khu vực và trong các vùng của thủ đô phát triển ngày càng đa dạng, phong phú theo cơ chế thị trường. Việc bỏ qua quy hoạch phát triển giao thông công cộng trong một thời gian dài đã tạo cho người dân thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, số lượng phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy tăng đột biến trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp thời đã là nguyên nhân gây ra ách tắc phổ biến trầm trọng trong giao thông đô thị và kéo theo đó là ô nhiễm môi trường.
    Giao thông đô thị đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của thành phố Hà nội. Do vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có một chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đô thị nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý giao thông và định hướng phát triển giao thông của thủ đô trước mắt và trong tương lai. Trong chiến lược quy hoạch tổng thể giao thông của thủ đô thì việc định hướng quy hoạch phát triển vận tải hành khác công cộng trên địa bàn thủ đô Hà nội là một trong những bước quan trọng góp phần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông của Hà nội .
    Do tầm quan trọng của vận tải hành khách công cộng đối với sự phát triển của giao thông đô thị nên cần có đề án nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Với những kiến thức cơ sở lý luận là nền tảng mà em đã được trang bị trong quá trình học tập, kết hợp với yêu cầu bức xúc đặt ra trong thực tế, em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà nội để nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động vận tải hành khách công cộng, đóng góp phần nào vào công tác quản lý giao thông ở Thủ đô Hà nội.
    Đề tài này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn của Ths. Lê Thu Hương cùng các cán bộ chuyên viên phòng Kế hoạch & Phát triển hạ tầng đô thị – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội.





















    B. GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Sự cần thiết phải nghiên cứu.

    Quá trình đô thị hoá và dân số đô thị tăng nhanh trong những năm vừa qua đã tăng sức ép lên cơ sở hạ tầng đô thị trong đó có hệ thống giao thông đô thị. Tình trạng tăng bùng phát số lượng các phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy đã làm cho giao thông của các đô thị Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng vốn đã phức tạp nay càng phức tạp hơn, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của đô thị làm suy giảm nghiêm trọng môi trường giao thông đô thị: Tai nạn giao thông, tắc nghẽn giao thông làm ngưng trệ các hoạt động của đô thị, kìm hãm sự phát triển kinh tế; ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn gây ra bởi các phương tiện xe cơ giới đường bộ đã và đang trở lên ngày một nặng nề. Trong tình trạng như vậy thì công tác xây dựng phát triển đô thị cần phải chú trọng tới phát triển giao thông đô thị sao cho đáp ứng được các nhu cầu của quá trình đô thị hoá. Do đó việc đánh giá đúng thực trạng của giao thông và vận tải đô thị là nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện lĩnh vực giao thông vận tải đô thị. Từ đó xây dựng quy hoạch giao thông vận tải đô thị có định hướng, đảm bảo tính khả thi để cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường và phát triển giao thông vận tải đô thị theo hướng hiện đại hơn và hiệu quả hơn.
    Trong những năm qua thành phố Hà nội đã thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và có nhiều biện pháp nhằm làm giảm ách tắc cục bộ như mở rộng, tăng diện tích đường giao thông, phân luồng, quy định giờ hoạt động của một số loại phương tiện vận tải, hạn chế đăng ký các phương tiện giao thông tư nhân . nhưng vẫn chưa giải quyết được tình hình. Vì vậy một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là phát triển mạng lưới xe buýt phục vụ cho vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thủ đô Hà nội, được Chính Phủ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội hết sức quan tâm. Sự tham gia của các phương tiện vận tải hành khách công cộng vào giao thông đô thị sẽ góp phần hạn chế ách tắc giao thông, làm giảm bớt số lượng các phương tiện giao thông cá nhân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải đô thị không ngừng phát triển. Chính vì vậy, vận tải hành khách công cộng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển thủ đô Hà nội trong tương lai, thể hiện sự phát triển của một đô thị hiện đại, tiên tiến.
    Hiện nay, hầu hết các đô thị ở các nước phát triển như Băng Kốc, Tokyo, Seul, Beclin, Paris, London, New york . vận tải hành khách công cộng ngày càng đóng vai trò quan trọng và đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của người dân: Chẳng hạn như thủ đô Băng Kốc, ThaiLan trước đây những vấn đề của giao thông tương tự như ở Hà nội hiện nay nhưng chỉ sau một thời gian phát triển vận tải hành khách công cộng thì đã giải quyết được cơ bản về tình hình này, hệ thống vận tải hành khách công cộng ở Băng Cốc được phát triển với hệ thống đường sắt đô thị và mạng lưới xe buýt phủ khắp toàn thành phố, với hơn 111 km đường giao thông công cộng, đảm nhận 30% khối lượng hành khách ( 2 triệu lượt hành khách/ngày ). Theo số liệu thống kê năm 1998, ở Tokyo, Nhật Bản vận tải hành khách công cộng đã phát triển rất mạnh mẽ, và vượt tầm so với các nước trong khu vực, đảm nhận hơn 80% khối lượng hành khách. Vận tải hành khách công cộng ở Nhật Bản chủ yếu là bằng đường sắt đô thị, và nó được coi là chìa khoá tổ chức giao thông đô thị. Tỷ trọng phương thức đường sắt ở Tokyo chiếm 56,2% trong khi xe buýt chiếm 9,7%; xe taxi chiếm 3,6%; còn lại là xe con tư nhân. Trong khi đó ở Hà nội, do trước đây vận tải hành khách công cộng chưa được đầu tư phát triển đúng mức nên ngày càng giảm sút. Mạng lưới giao thông thiếu về số lượng và quy mô đường, phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh đã dẫn đến các vấn đề về giao thông. Mặc dù, Thành phố đã tập trung rất nhiều vốn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm cải thiện tình hình giao thông ở Thủ đô nhưng công tác tổ chức giao thông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô chủ yếu là các phương tiện xe buýt. Tuy hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trong thời gian qua đã có những tín hiệu phục hồi trở lại, song hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 7%-8% nhu cầu đi lại của hành khách và chưa phải là phương tiện đi lại phổ biến của người dân Thủ đô.
    Để phát triển hệ thống giao thông công cộng ở Thủ đô hiện đại như các nước trên thế giới và đạt được các mục tiêu đề ra theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2020 thì cần phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp phát triển giao thông công cộng, từ tổ chức đến việc đưa vào sử dụng các loại hình vận tải mới đem lại hiệu qủa cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân Thủ đô.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
    a) Mục tiêu:

    - Hệ thống hoá 1 cách đầy đủ cơ sở lý luận của vấn đề vận tải hành khách công cộng ở đô thị qua việc nghiên cứu xây dựng các mô hình vận tải hành khách công cộng ở đô thị.
    - Nghiên cứu thực trạng tình hình giao thông và tình hình vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô, từ đó đề xuất một số phương án tổ chức lại hệ thống giao thông đô thị bằng vận tải hành khách công cộng mà trước mắt là phát triển mạng lưới xe buýt một cách hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của Thủ đô Hà nội.
    b) Nhiệm vụ:
    Trên cơ sở nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược vận tải đô thị Hà nội, đề tài này nhằm các mục đích sau:
    Đ Dự báo nhu cầu vận tải hành khách bằng xe buýt trong tương lai, xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới xe buýt trên địa bàn thủ đô.
    Đ Phân tích lợi ích và chi phí cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
    Đ Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt của Hà nội theo các giai đoạn 2010 và 2020.
    Đ Đề xuất các cơ chế chính sách nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng trong tương lai.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Về cơ sở lý luận: Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi những kiến thức được đào tạo ở nhà trường và những kiến thức được bổ sung trong quá trình thực tập, thông qua việc đưa ra một số mô hình tính toán khối lượng vận tải hành khách, xác định mật độ đường vận tải công cộng và số lượng phương tiện và đưa ra các nguyên tắc cho việc lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng. Từ đó so sánh với thực trạng công tác quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô hiện nay. Và cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển vận tải công cộng.
    Về cơ sở thực tiễn: Đề tài này được nghiên cứu trên địa bàn thủ đô Hà nội bao gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Đề tài này lấy các số liệu từ các cơ quan quản lý đô thị và viện nghiên cứu quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn Hà nội.
    4. Đối tượng nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
    a) Đối tượng nghiên cứu:

    Đề tài này dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu đi lại của dân cư thủ đô Hà nội để dự báo số lượng hành khách cần được đáp ứng, từ đó xây dựng chiến lược vận tải hành khách bằng xe buýt thông qua một quy hoạch tổng thể hệ thống xe buýt hợp lý. Do đó đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nhu cầu vận tải công cộng và khả năng vận chuyển của hệ thống xe buýt trong giao thông công cộng.
    b) Các phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê, ước lượng và dự báo; đồng thời có sử dụng các phần mền tin học ứng dụng vào công tác xây dựng mô hình, lập quy hoạch. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây gồm:
    Đ Phương pháp phỏng vấn Anket: Điều tra xã hội học
    Đ Mô hình hồi quy tuyến tính : Thống kê kinh tế
    Đ Tổng hợp và phân tích số liệu
    Đ Phần mền Mapinfor : ứng dụng GIS
    Đ Và các kiến thức về quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông vận tải
    5. Lý do chọn đề tài và sự phù hợp của đề tài với nội dung chuyên ngành được đào tạo
    Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế – Quản lý đô thị, việc học tập, rèn luyện cho mình những kiến thức, kỹ năng về công tác xây dựng và quản lý đô thị là hết sức quan trọng bởi nó tạo ra một nền tảng kiến thức cơ bản cho người quản lý. Bên cạnh những kiến thức kỹ năng được đào tạo tại trường thì mỗi sinh viên cần phải tiếp thu thêm những kiến thức khác mà trong điều kiện nhà trường không cho phép thông qua quá trình thực tập tại đơn vị cơ sở và nghiên cứu các tài liệu về công tác quản lý đô thị.
    Phòng Kế hoạch và Phát triển hạ tầng đô thị – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội, là một đơn vị có chức năng nhiệm vụ chính là tham mưu tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở trên địa bàn thủ đô theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Các hoạt động chủ yếu của Phòng là:
    - Nghiên cứu đề xuất các định hướng, quy hoạch và kế hoạch phát triển các yếu tố của hạ tầng đô thị (giao thông đô thị , bưu điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, công viên, vườn hoa, cây xanh .)
    - Tổng hợp, cân đối và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch XDCB thuộc lĩnh vực hạ tầng đô thị trong kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm.
    - Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, cơ chế chính sách nhằm phát triển lĩnh vực hạ tầng đô thị Thủ đô.
    - Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, Quận để tổng hợp kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế đô thị hàng năm.
    - Lựa chọn, đề xuất, tham gia thẩm định; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tham gia mở thầu và theo dõi tình hình thực hiện các dự án đầu tư thuộc khối ngành do phòng phụ trách.
    - Thông tin những vấn đề có liên quan đến ngàn; tổng hợp và cân đối các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
    - Tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của các Quận.
    - Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực đô thị theo sự phân công của giám đỗc Sở.
    Trong giai đoạn thực tập của mình, em đã được các cán bộ, chuyên viên trong phòng Kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị tiếp nhận và hướng dẫn thực tập. Qua thời gian tiếp xúc thực tế em đã tiếp thu rất nhiều các kiến thức, kỹ năng liên quan đến công tác xây dựng và quản lý đô thị. Được phân công vào nghiên cứu các hoạt động quản lý giao thông đô thị, vận tải hành khách, bến bãi đỗ xe thuộc mảng công việc trong khối giao thông vận tải do Phòng phụ trách, em đã có được những kiến thức nhất định trong công tác quản lý giao thông vận tải. Từ đó rút ra được nhận xét giao thông đô thị ở nước ta hiện nay nói chung và giao thông của Hà nội nói riêng còn có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm phát triển giao thông đô thị là một hướng đi đúng đắn.
    Đề tài em chọn này sẽ cung cấp cho ta những kiến thức tổng hợp về công tác quản lý xây dựng đô thị, trong đó nhấn mạnh vào phát triển giao thông vận tải đô thị bằng vận tải hành khác công cộng, một trong những kiến thức cần phải bổ sung. Đề tài này có sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về điều tra xã hội, thống kê, dự báo, quy hoạch đô thị, tin học, quản lý đô thị.
    Em hy vọng những kiến thức trong đề tài sẽ giúp cho mỗi sinh viên phát triển toàn diện những kiến thức, kỹ năng của mình trong công tác xây dựng và quản lý đô thị.


    Đề tài này được trình bày thành 2 phần:
    Phần I : Giới thiệu chung về đề tài.
    Phần II : Nội dung
    Trong phần II, phần chính của đề tài, gồm có 3 chương lớn, trong đó:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giao thông đô thị và tổ chức giao thông công cộng ở đô thị
    I. Những vấn đề lý luận chung
    II. Kinh nghiệm tổ chức vận tải hành khách công cộng của các thành phố lớn trên thế giới
    Chương II: Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà nội từ nay đến 2010-2020.
    I. Mục tiêu của quy hoạch vận tải hành khách công cộng
    II. Xây dựng mô hình tối ưu cho vận tải hành khách bằng xe buýt
    III.Định hướng quy hoạch vận tải hành khách bằng xe buýt đến năm 2010-2020.
    Chương III: Đề xuất một số chính sách, kiến nghị và giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
    I. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị của Hà nội

    1. Tăng quỹ đất dành cho phát triển giao thông đô thị
    2. Đầu tư xây dựng nâng cấp và mở rộng các tuyến đường của Thành phố
    3. Hoàn chỉnh tổ chức giao thông phân luồng 1 chiều trên các phố chính
    II. Ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch vận tải hành khách công cộng
    1. Các yêu cầu đối với ứng dụng công nghệ GIS
    2. Bài toán ứng dụng:
    III. Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đồng thời tăng cường hiệu quả phục vụ, khai thác của hệ thống xe buýt.
    IV. Khuyến khích các thành phần khác tham gia vào vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
    V. Hoàn thiện các cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm phát triển giao thông vận tải đô thị và vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...