Luận Văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong những năm gần đây, nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chiến lược kinh tế chuyển từ “đóng cửa” sang “mở cửa”, từ thay thế nhập khẩu hướng vào xuất khẩu. Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là tiền đề để thực hiện Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Định hướng xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định rõ trong đại hội VIII của Đảng: “Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường sản xuất những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ chiến lược quyết đinh sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Nước ta vẫn là một nước nghèo, thiếu vốn một cách trầm trọng. Trong khi đó, quá trình phát triển kinh tế luôn đòi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng nhiều máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Chỉ có thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu thì mới có thể thu được nhiều ngoại tệ, bổ sung nguồn vốn cho nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của xuất khẩu. Hàng năm xuất khẩu đóng góp một lượng lớn vào tổng GDP, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp các quốc gia khai thác và sử dụng các tiềm năng và thế mạnh săn có về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên
    Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực Do vậy, chúng ta đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi lên từ nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp. Trong thời gian qua, chúng ta phát huy được thế mạnh của mình. Xuất khẩu nông sản của chúng ta ngày một tăng cả về số lượng lẫn danh sách mặt hàng và đã có những mặt hàng đứng ở thứ hạng cao trên trường quốc tế như gạo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều mặt hàng có triển vọng trong tương lai như chè, cà phê, hạt điều, hồ tiêu Chè là một loại cây nhiệt đới thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nước ta. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, kim ngạch hàng triệu USD mỗi năm. Chúng ta vẫn còn nhiều khả năng để mở rộng diện tích trồng chè. Cả nước cong khoảng 14 vạn ha đất trồng chè (tức là gấp 2 lần diện tích hiện có). Thêm vào đó, chúng ta lại mới nhập thêm nhiều công nghệ, hàng loạt các giống chè mới Chè Việt Nam hiện nay đã xuất khẩu được sang trên 40 nước trên thế giới và đứng thứ 8 trong tổng số 34 quốc gia sản xuất chè chỉ sau ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Kenya, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Theo số liệu Hải Quan, tổng sản phẩm chè xuất khẩu đạt gần 67.000 tấn với tổng kim ngạch xấp xỉ 78 triệu USD. Chúng ta đã có những thị trường lớn như Iraq, Đài Loan, ấn Độ, Pakistan, Nga chiếm khoảng 80 % tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay đó chính là vấn đề thị trường cho chè xuất khẩu của Việt Nam. Phần lớn chè Việt Nam từ trước đến nay đều xuất khẩu qua những thị trường có sự hỗ trỡ của Nhà nước. Do vậy, chúng ta luôn luôn bị phụ thuộc vào một số thị trường. Trước năm 1995, thị trường lớn của chúng ta là Nga, từ năm 1995 trở lại đây là Iraq. Xét về mặt chất lượng và uy tín trên thị trường quốc tế thì chè Việt Nam vẫn thuộc loại chưa có tên tuổi, chè của ta thường được dùng để đấu trộn với cốt của các loại chè khác hoặc để triết xuất. Nhiều khách hàng nước ngoài phàn nàn về việc xuống cấp nhanh của chè Việt Nam . Đây thực sự là vấn đề nan giải mà chúng ta vẫn chưa giải quyết được.
    Trước tình hình đó, là một sinh viên em xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng và chè Việt Nam nói chung. Tình hình thị trường xuất khẩu và một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam sẽ được đưa ra trong đề tài nghiên cứu này.

    Đề tài gồm 3 phần:
    Chương I: Lí luận chung về thị trường xuất khẩu Chương II: Phân tích hoạt động xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam
    Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1

    CHƯƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3
    I- Tổng quan về xuất khẩu 3
    1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
    2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6
    II- Thị trường xuất khẩu 7
    1. Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 7
    2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường xuất khẩu 10
    3. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu 12
    4. Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu 15
    III- Đặc điểm thị trường chè xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu 24
    1. Đặc điểm thị trường chè xuất khẩu 24
    2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thị trường xuất khẩu chè 27

    CHƯƠNG II- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 32
    I- Quá trình hình thành và phát triển 32
    1. Quá trình hình thành và phát triển 32
    2. Bộ máy tổ chức của Tổng Công ty chè Việt Nam 33
    II- Tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu chè của Tổng Công ty 38
    1. Đối tượng phục vụ các mặt hàng kinh doanh chủ yếu và phương thức hoạt động 38
    2. Tình tình sản xuất, chế biến hiện nay 39
    3. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu 40
    III- Tình hình thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu 41
    1. Mặt hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu 41
    2. Khách hàng chủ yếu của Tổng Công ty 44
    3. Giá chè xuất khẩu và chất lượng chè xuất khẩu 48
    4. Đối thủ cạnh tranh 49
    5. Tình hình thị trường của từng loại chè 55

    CHƯƠNG III- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 61
    I- Kết luận rút ra từ tình hình xuất khẩu thị trường xuất khẩu và của Tổng Công ty chè Việt Nam 61
    1. Ưu điểm 61
    2. Nhược điểm 62
    3. Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển thị trường 64
    II- Mục tiêu xuất khẩu và hướng phát triển thị trường 64
    1. Mục tiêu xuất khẩu 64
    2. Hướng phát triển thị trường cụ thể của Tổng Công ty 65
    III- Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu 73
    1. Những giải pháp chung 73
    2. Giải pháp cụ thể đối với từng thị trường 84
    3. Giải pháp ở tầm vĩ mô 87

    Kết luận 89

    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...