Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ​​
    1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
    Trái cây là một trong những thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Được xác định là một trong hai khâu đột phá quan trọng, kinh tế vườn được các cấp lãnh đạo và ban ngành tỉnh tập trung phát triển song song với kinh tế thủy sản.
    Thể hiện quyết tâm đó, nghị quyết của Đại hội Đại biểu Tỉnh Đảng bộ Bến Tre đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001 – 2005 là: “ Tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục đầu tư và các thế mạnh về thủy sản, kinh tế vườn Đẩy mạnh đầu tư tập trung phục vụ khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế thủy sản và kinh tế vườn ”
    Trên thực tế, trái cây đã đem lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn nông dân trong tỉnh Bến Tre, góp phần gia tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
    Tuy nhiên, nhìn lại thực trạng sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ trong thời gian qua đã cho thấy trái cây Bến Tre chịu nhiều thăng trầm trên thị trường. Người nông dân mất định hướng sản phẩm, thường họ tự chọn và trồng những loại cây ăn trái theo kinh nghiệm, theo phong trào. Trái cây thường có tính mùa vụ, tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi sống, lại thiếu hẳn các cơ sở phân loại, chế biến, bảo quản nên tình trạng “được mùa, mất giá” xảy ra thường xuyên. Được sản xuất trên diện tích nhỏ lẻ manh mún, không tập trung nên trái cây không đồng đều, năng suất thấp, giá thành cao, huy động trái cây hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
    Trong khi các sản phẩm trái cây còn nhiều bất cập như vậy, thì sản phẩm cùng loại của một số nước lân cận có ưu thế tràn sang thị trường bằng nhiều con đường chính ngạch lẫn nhập lậu.
    Như vậy có thể nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do thị trường trái cây còn nhiều bất ổn, chính sự bất ổn này đã tác động lớn đến tình hình sản xuất trái cây của bà con nông dân tại tỉnh Bến Tre, đặc biệt gây ra những biến động về cơ cấu lao động tại địa phương, ảnh hưởng lớn đến đời sống một bộ phận nông dân trong tỉnh. Giải quyết vấn đề thị trường trái cây vẫn là chủ đề hàng đầu và nóng hổi cho các nhà quản lý. Những động thái gần đây của Chính phủ đã phần nào chứng minh điều này.
    Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre” làm đề tài cho luận án cao học.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Đánh giá được hiện trạng và triển vọng của thị trường trái cây trên thế giới và
    Việt Nam.
    - Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ trái cây tại tỉnh Bến Tre. Qua đó, rút ra được những mặt tồn tại đã và đang ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường trái cây của tỉnh Bến Tre.
    - Đánh giá được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây đối với tỉnh Bến Tre.
    - Xây dựng các giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây tại tỉnh
    Bến Tre.

    3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu:

    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các loại trái cây chủ yếu và có nhiều triển vọng
    về thị trường như: nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam, chanh, xoài
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu những vấn đề, những bài học
    kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào thực tế tỉnh Bến Tre.
    - Phương pháp điều tra mẫu: điều tra 60 hộ trồng cây ăn trái tại các huyện trọng điểm.
    - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia trong ngành nhằm đưa ra những nhận định và dự báo xu hướng có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...