Luận Văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm bia Festival của công ty TNHH

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm bia Festival của công ty TNHH Huế Bia trên địa bàn tỉnh TT Huế
    Định dạng file word


    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1 Lý do chọn đề tài
    Hiện nay,nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ,cơ chế thị trường ngày càng rộng khắp,bản thân mỗi doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế độc lập phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng mọi cơ hội và phát huy năng lực hiện có để đưa ra các sách lược, chiến lược kinh doanh đối phó với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.
    Trong kinh doanh, lợi nhuận không phải là để chia đều cho tất cả những ai muốn có. Sự cạnh tranh nghiệt ngã của thị trường, đặc biệt sau khi Việt Nam phát triển nên kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,vấn đề về đẩy mạnh,mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên quan trọng.Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc hình thành một sản phẩm hoàn thiện đã khó, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng lại càng khó hơn, nó phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ.Thực tế cho thấy, không thiếu một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được bởi vì không biết cách phân phối và tiêu thụ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùng của xã hội. Hơn nữa hiện nay khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa đang bước sang giai đoạn phát triển vượt bậc cùng với khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
    Công ty TNHH Bia Huế cho ra đời sản phẩm bia Festival từ năm 2000,qua hàng năm sản lượng bán ngày càng tăng lên,nhưng đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường liệu sản phẩm này có đứng vững được,việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường cho thấy việc mở rộng thị trường tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết đới với sản phẩm bia Festival của công ty Bia Huế.Đó là lý do tại sao tôi chọn “ Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm bia Festival của công ty TNHH Huế Bia trên địa bàn tỉnh TT Huế “.
    2 Mục đích nghiên cứu
    - Đề tài giúp tôi hệ thống hoá kiến thức,lý luận về những gì đã được học ở trường.
    - Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Festival bia của Công ty bia Huế trong thời gian qua .
    - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm Festival bia của Công ty bia Huế.
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Festival bia qua các năm từ 2007 đến 2009,và xác định cảm nhận một cách tổng quát của khách hàng về sản phẩm.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Về mặt thời gian: Các số liệu về tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2007 đến 2009.
    Về mặt không gian: Công ty bia Huế, khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng trên địa bàn thành phố Huế.
    4 Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Số liệu thứ cấp được cung cấp từ phía công ty TNHH Huế Bia thông qua các phòng ban như phòng tiếp thị,bán hàng,bộ phận nhân sự,bộ phận tài chính kế toán.
    Phương pháp phân tích so sánh số liệu về tình hình tiêu thụ giữa các năm của sản phẩm Festival.
    - Điều tra số liệu sơ cấp: căn cứ vào nội dung nghiên cứu,tôi thực hiện phỏng vấn trên đối tượng là khách hàng cá nhân người tiêu dùng
    Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: tiến hành điều tra 100 khách hàng được chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn Tỉnh TT Huế thông qua bảng hỏi,phỏng vấn trực tiếp.
    Phương pháp thu thập,xử lý số liệu thống kê.
    - Các phương pháp khác.

    PHẦN 2
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
    1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Các khái niêm cơ bản về thị trường
    1.1.1 Khái niệm về thị trường
    Theo Philip Kotler thì Thị trường (trong nghĩa đơn giản của nó)là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.
    Theo C.Mác ,hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải cho người sản xuất tiêu dùng mà người sản xuất ra để bán . Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông .Người có hàng hoá hoặc dịch vụ đem ra trao đổi gọi là bên bán, người mua có nhu cầu chưa thoả mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua .
    Trong quá trình trao đổi giữa bên bán và bên mua đã hình thành những mối quan hệ nhất định. Đó là quan hệ giữa người bán và người mua, quan hệ giữa người bán với nhau và quan hệ giữa người mua với nhau.
    Vì vậy, theo nghĩa đen, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán bằng tiền tệ giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, không thể coi thị trường là các cửa hàng, các chợ, mặc dù những nơi đó là nơi mua bán hàng hoá.
    Sự hình thành thị trường đòi hỏi phải có:
    - Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.
    - Đối tượng tham gia trao đổi : bên bán và bên mua.
    - Điều kiện thực hiện trao đổi : khả năng thanh toán
    Như vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi,tìm nhu cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định cung ứng hay không. Còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
    Từ những nội dung trên thị trường được định nghĩa như sau:
    Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá.Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
    Tuy nhiên thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Hội quản trị Hoa Kỳ cho rằng :“Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua ’’. Có nhiều quan niệm lại cho rằng “ thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá dịch vụ ”, hoặc đơn giản hơn “ thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ ”.
    Hiểu một cách tổng quát, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.
    Còn hiểu theo góc độ Marketing, thuật ngữ thị trường được dùng để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định. Bởi mặc dù tham gia thị trường phải có cả người bán và người mua nhưng những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, còn người mua mới hợp thành thị trường.
    Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
    Như vậy, theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc số người có nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua hàng hoá thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau.
    Tuy nhiên, dù hiểu thị trường theo cách nào thì mục tiêu lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận các doanh nghiệp đều thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề :
    Phải phân loại hàng gì? Cho ai?
    - Số lượng bao nhiêu ?
    - Mẫu mã , kiểu cách , chất lượng như thế nào?
    Và cũng qua đó người tiêu dùng biết được :
    - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình ?
    - Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào ?
    - Khả năng thanh toán ra sao?
    Tất cả những câu trả lời trên chỉ có thể trả lời chính xác trên thị trường. Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả sẽ làm cho nền kinh tế khó phát triển.
    1.1.2 Chức năng của thị trường
    1.1.2.1 Chức năng thực hiện :
    Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
    Thị trường thực hiện : hành vi trao đổi hàng hoá ; thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường ; thực hiện cân bằng cung cầu từng thứ hàng hoá ; thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ); thực hiện việc trao đổi giá trị Thông qua chức năng của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.
    1.1.2.2 Chức năng thừa nhận :
    Hàng hoá được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...