Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử truyền thống với hàng ngàn
    năm dựng nước và giữ nước, đồng thời có truyền thống văn hóa đậm đà bản
    sắc dân tộc. Những năm gần đây, vấn đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc
    trong sự phát triển du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm.
    Du lịch được xác định là một ngành có tầm chiến lược mang lại hiệu
    quả kinh tế cao trong thời kì hội nhập mở cửa hiện nay, trong đó du lịch văn
    hóa góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch nói chung. Du lịch văn hóa
    đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch
    thế giới. Trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ: “Phát triển du
    lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch
    văn hóa, sinh thái, môi trường; xây dựng các chương trình và các điểm hấp
    dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”.
    Trong những năm qua du lịch Hải phòng phát triển không ngừng, trong
    đó sản phẩm du lịch văn hóa góp một phần không nhỏ. Ngày nay, nhu cầu của
    con người không chỉ dừng lại ở sự giao lưu hội nhập về kinh tế mà còn có sự
    tiếp xúc, tìm hiểu về văn hóa, con người và phong tục tập quán giữa các
    quốc gia, đây chính là tiền đề cho du lịch văn hóa ngày càng phát triển. Để
    thỏa mãn những nhu cầu đó của khách du lịch đòi hỏi người làm công tác du
    lịch phải đáp ứng ngày càng lớn không chỉ bề rộng mà cả bề sâu, phải đưa ra
    được những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt
    Nam để thu hút khách du lịch hơn nữa. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa ở
    Hải Phòng vừa là nhu cầu đòi hỏi khách quan vừa là mục tiêu phát triển kinh
    doanh du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
    Tuy nhiên trong những năm vừa qua sự phát triển của du lịch văn hóa
    Hải Phòng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, còn mang tính tự phát và
    đơn điệu. Chủ yếu Hải Phòng mới chỉ phát triển một số điểm ở khu vực nội Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 2
    thành, khu vực ngoại thành được đánh giá là có nguồn tài nguyên du lịch nhân
    văn phong phú nhưng chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch. Để
    các tài nguyên này trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn cần có
    những định hướng và giải pháp cụ thể.
    Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch văn hóa Hải
    Phòng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để du lịch văn hóa Hải Phòng
    thực sự trở thành loại hình du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch là điều hết
    sức cần thiết đối với hoạt động du lịch của thành phố. Do đó, người viết đã
    chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải
    Phòng” mong được góp một phần nhỏ vào việc phát triển du lịch văn hóa của
    Hải Phòng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Bước đầu luận giải những vấn đề về du lịch văn hóa nói chung, nghiên
    cứu tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng.
    Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác phát triển du lịch văn hóa Hải
    Phòng một cách hiệu quả và bền vững.
    3. Tính mới, tính độc đáo và tính sáng tạo của đề tài
    Lần đầu điều tra thực trạng loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng một
    cách tổng hợp và khoa học nhất. Đặc biệt là đưa ra mối liên hệ mật thiết giữa
    văn hóa và du lịch nhằm khai thác các giá trị văn hóa lịch sử vào lĩnh vực
    kinh doanh du lịch.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tài nguyên nhân văn trên địa bàn
    thành phố Hải Phòng, các giá trị văn hóa như các di tích lịch sử, lễ hội, làng
    nghề, văn hóa ẩm thực có thể khai thác và phát triển du lịch văn hóa.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Thời gian: Từ năm 1990 trở lại đây
    Không gian: Thành phố Hải Phòng Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 3
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp khảo sát thực địa đi đến một số di tích lịch sử - văn
    hóa tiêu biểu nhằm cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc hơn các
    giá trị của những khu di tích như Đình Hàng Kênh, Đền Nghè, khu
    di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
    - Phương pháp thống kê các số liệu và tài liệu của hoạt động du lịch
    văn hóa Hải Phòng.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    6. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
    đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận về du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch
    văn hóa ở Hải Phòng.
    Chương 2: Yêu cầu và thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Hải
    Phòng.
    Chương 3: Đề xuất giải pháp khai thác du lịch văn hóa ở Hải Phòng.


    Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 4
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TIỀM
    NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG

    1.1. Lý luận về du lịch văn hóa
    1.1.1. Khái niệm du lịch
    Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
    không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó
    có Việt Nam. Theo C.Mac: Thước đo văn minh của một con người là sử dụng
    khoảng thời gian rỗi bổ ích. Do đó có thể hiểu du lịch là sử dụng thời gian rỗi
    của con người vào việc tham quan, giao lưu văn hóa.
    Dưới con mắt các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã
    hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học
    Kalfiotis cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể
    từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó
    tạo nên các hoạt động kinh tế”.
    Tóm lại “Du lịch” có thể được hiểu là:
    1. Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
    của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi
    sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có
    hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
    văn hóa và dịch vụ cho các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
    2. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
    sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong
    thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục
    đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới
    xung quanh.
    Du lịch, theo nghĩa nguyên tiếng Hán là đi chơi có lịch trình, trong đó
    “du” có nghĩa là rong chơi, ngao du, còn “lịch” có nghĩa là lịch trình, là sự
    sắp xếp về thời gian. Chính vì nội dung này nên người ta mới có thể phân biệt Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 5
    được du lịch với các hình thức rời khỏi nơi cư trú thường xuyên khác như du
    học, đi học xa, làm xa
    Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu đời và hình thức ban đầu
    của nó có lẽ là hoạt động du mục, du canh, du cư đi tìm những nguồn thức ăn
    trong tự nhiên của người nguyên thủy, rồi đến các hoạt động đi khai phá, tìm
    kiếm những vùng đất lạ của các lãnh chúa phong kiến. Người ta thường coi
    Christophor Columbur là người đầu tiên đi du lịch khi ông khám phá ra Châu
    Mỹ. Ngày nay, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, chuyên
    môn hóa để đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho nhu cầu đi du lịch của
    du khách. Với sự phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế xã hội, du lịch đã trở
    thành một nhu cầu quan trọng của người dân nhiều nước trên thế giới. Muốn
    du lịch thực sự phát triển, khách du lịch ngày càng đông hơn, thì đòi hỏi phải
    có sự nỗ lực từ nhiều mặt của nhiều bên. Trước tiên là phải phát triển kinh tế
    của người dân vì kinh tế là một phần thiết yếu cấu tạo nên hành trình du lịch.
    Sau đó là sự quản lý của nhà nước về du lịch, sự tăng cường xây dựng cơ sở
    hạ tầng, tăng cường quảng cáo tuyên truyền, thu hút khách của nhà nước, của
    các hãng lữ hành.
    Đối với nước ta là một nước đang phát triển do vậy có thể nói một cách
    khách quan là điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở đón tiếp khách, các
    dịch vụ bổ sung và các loại hình du lịch như là du lịch mua sắm, du lịch tiêu
    dùng còn hạn chế. Nhưng bên cạnh đó, nước ta có những điều kiện thuận lợi
    đó là tài nguyên du lịch thiên nhiên như rừng, biển của nước ta rất phong phú
    và có giá trị, nước ta lại có bề dày lịch sử văn hóa với nhiều công trình kiến
    trúc tuy không to lớn đồ sộ nhưng rất tinh tế, độc đáo, nước ta còn có rất
    nhiều những phong tục tập quán đặc biệt có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó chính
    là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển thế mạnh của mình là du
    lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa. Với định hướng của Đảng và Nhà nước là
    phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cùng với việc đưa du
    lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc phát triển du lịch đặc biệt là du Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 6
    lịch văn hóa đang trở thành điểm nóng, thành sự quan tâm của nhiều người,
    nhiều ngành.
    1.1.2. Khái niệm văn hóa
    Lịch sử dạy rằng văn hóa luôn luôn là một điều kiện sống còn của dân
    tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nhấn
    mạnh “Nước Đại Việt ta từ trước, vốn sinh nền văn hiến đã lâu” và ông khẳng
    định sức mạnh của nền văn hóa trong chiến tranh giải phóng đất nước “ Lấy
    đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Lịch sử chứng minh
    trong những bước hiểm nghèo nhất của dân tộc, văn hóa luôn luôn là sức
    mạnh phát huy tiềm năng vô tận của nhân dân ta về trí tuệ, tài năng, tình cảm
    và ý chí Văn hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng trên con đường phát
    triển và tiến bộ của các dân tộc và loài người.
    “Văn hóa” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Trong Tiếng Việt, văn
    hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hóa, lối
    sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của
    một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất
    cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối
    sống, lao động . Hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh
    vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái độ khi tiếp
    xúc của một cá thể hay một cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung
    quanh, như với các cá thể, cộng đồng khác, với thiên nhiên, với đồ vật, với
    công việc .Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích
    thực của văn hóa học.
    Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng
    trăm định nghĩa khác nhau. Ta có thể đưa ra một vài định nghĩa tiêu biểu về
    văn hóa như sau:
    Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc rất quan tâm tới vấn đề văn
    hóa. Người định nghĩa văn hóa theo một cách rất riêng: “ Vì lẽ sinh tồn cũng
    như mục đích sống của loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
    Sinh viên: Tô Thị Bình Nhung_VH901 7
    viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
    cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
    bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
    UNESCO nhìn nhận “ Văn hóa” với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này :
    Đó là một phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật chất,
    trí thức và tình cảm .khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình,
    xóm, làng, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
    thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
    những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng
    Khái niệm “Văn hóa” theo nghĩa hẹp của UNESCO: “ Văn hóa” là một
    tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao
    tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng.
    Với Tylor, lần đầu tiên văn hóa có một định nghĩa. “ Văn hóa, hiểu theo
    nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng,
    nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng và tập quán
    khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.
    Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm : “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
    giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo ra và tích lũy qua quá trình
    hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
    nhiên và môi trường xã hội”.
    Như vậy, thông qua những định nghĩa tiêu biểu trên, mặc dù có những
    khác biệt nhất định, song hầu hết các nhà nghiên cứu về văn hóa đều thống
    nhất với nhau ở một điểm: văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
    thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
    1.1.3. Du lịch văn hóa
    Theo Luật Du lịch ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 : “Du lịch văn
    hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng
    đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa”. Du lịch văn hóa được xem là tổng thể
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...