Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 17/11/13
    Last edited by a moderator: 17/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa đến năm 2020




    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Làng gốm Biên Hòa là một trong những làng nghề truyền thống phát triển trên địa
    bàn tỉnh Đồng Nai từ rất lâu và đã nổi tiếng nghề sản xuất gốm mỹ nghệ với những sản
    phẩm độc đáo, có nét đặc thù, riêng biệt của địa phương. Sự phát triển của làng gốm
    Biên Hòa hiện nay cũng không nằm ngoài sự phát triển của ngành gốm sứ Việt Nam.
    Ngày nay, những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn
    trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, và đang ngày càng chiếm được niềm tin của
    người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài, qua đó đã mang lại cho địa phương một nguồn
    ngoại tệ rất đáng kể, giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.
    Ngoài việc thể hiện bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn mang
    giá trị giao lưu văn hoá, giới thiệu truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và
    ngành gốm Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng với bạn bè thế giới, từ đó góp phần mở rộng
    mối quan hệ hợp tác quốc tế, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề khác.
    Mặc dù sự phát triển của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa trong thời gian qua là
    đáng khích lệ, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Đồng Nai. Nếu so với tốc
    độ phát triển chung của ngành gốm sứ mỹ nghệ cả nước, thì trong những năm qua các
    doanh nghiệp gốm Biên Hòa có sự phát triển khá chậm. Nếu như năm 2001, tỉ trọng xuất
    khẩu gốm chiếm khoảng 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước, năm 2002
    chiếm tỉ trọng 14,3%, thì đến năm 2005 chỉ chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ
    cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gốm Biên Hòa năm 2006 lên đến 19,05 triệu USD nhưng
    trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần từ năm 2007 còn 10, 3 triệu USD và đến
    năm 2010 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 4.3 triệu USD. Song song đó, ngành gốm sứ Việt
    Nam, ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai nói chung và làng gốm Biên Hòa nói riêng đang gặp
    phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các DN cùng ngành của các nước như Trung
    Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia .
    Ngoài ra, từ biến động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tòan cầu đã ảnh
    hưởng mạnh đến sự suy giảm họat động SX-KD của ngành gốm sứ Việt Nam cũng như
    của các DN gốm Biên Hòa. Cụ thể giá cả đầu vào tăng nhưng giá bán trên thị trường xuất
    khẩu không tăng nên đã có một vài DN phải sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang ngành
    nghề khác. Tuy nhiên, còn một số DN sản xuất gốm mỹ nghệ ở các địa bàn: Tân Vạn, Hóa
    2
    An, Bửu Hòa, Tân Hạnh thuộc làng gốm Biên Hòa vẫn tồn tại, bởi sản xuất gốm đối với
    nhiều gia đình là nghề “cha truyền, con nối".
    Trước bối cảnh đó, việc đề ra giải pháp thiết thực để duy trì và phát triển nghề gốm
    truyền thống Biên Hòa là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn trên,
    tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX-KD của các doanh
    nghiệp gốm Biên Hòa đến năm 2020” với mong muốn đóng góp một phần cho việc phát
    triển hoạt động của các DN gốm Biên Hòa trong thời gian tới và cũng để thực hiện luận
    văn tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
     Phân tích thực trạng hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên Hòa trong thời
    gian qua.
     Đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm phát triển hoạt động SX-KD các DN
    gốm Biên Hòa đến năm 2020.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ
    của các doanh nghiệp gốm Biên Hòa (hay còn gọi các DN làng gốm Biên Hòa).
    4. Phạm vi nghiên cứu:
     Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng sản
    xuất kinh doanh sản phẩm gốm mỹ nghệ của các DN sản xuất gốm trong địa bàn TP. Biên
    Hòa, tỉnh Đồng Nai.
     Phạm vi về thời gian: Để có cái nhìn bao quát về quá trình hoạt động của các DN
    gốm Biên Hòa trong khoảng thời gian dài nhất định nên luận văn nghiên cứu tại thời điểm
    năm 2000, 2006, 2010 và có xem xét tình hình SX-KD trong giai đoạn 2006-2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu như sau:
     Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
    Thu thập các tài liệu liên quan đến các ngành gốm sứ Việt Nam nói chung và
    làng gốm Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo,
    tạp chí, internet, các tài liệu nghiên cứu về làng nghề gốm sứ, văn bản của chính phủ,
    UBND tỉnh Đồng Nai, sở công thương Đồng Nai, niên giám thống kê Đồng Nai 2010.
     Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
    3
    Lập bảng điều tra với nội dung thu thập thông tin về sự tác động môi trường vĩ
    mô, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh thông qua các ý kiến đóng góp của chuyên gia
    về các nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả hoạt động SX-KD của các DN gốm
    Biên Hòa.
    - Đối tượng điều tra: Các DN sản xuất gốm tại các địa phương trong địa bàn TP.
    Biên Hòa như: Phường Tân Vạn, Bửu Hòa, Xã Hóa An, Tân Hạnh và một số chuyên gia
    của trường Cao đẳng mỹ thuật trang trí và Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai.
    - Phương pháp điều tra: Gửi trực tiếp bảng thu thập ý kiến, phỏng vấn
    - Số lượng mẫu: 30
    - Công cụ xử lý dữ liệu: Một số công cụ của phần mềm SPSS và Excel
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
     Nêu lên những yếu tố cơ bản của quy trình, kỹ thuật và yêu cầu chất lượng sản
    phẩm gốm sứ Việt Nam, đồng thời hệ thống tóm lược lịch sử hình thành của nghề gốm
    mỹ nghệ Đồng Nai nói chung và gốm Biên Hòa nói riêng qua các thời kỳ nhằm làm rõ
    hơn những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển ngành gốm truyền
    thống đã có từ lâu đời.
     Luận văn này nâng tầm quan trọng và mức ý nghĩa trong việc phân tích thực trạng
    và dự báo môi trường kinh doanh của các DN thông qua xây dựng và phân tích các ma
    trận đánh giá các yếu tố bên trong và ngoài DN để làm cơ sở đề ra giải pháp phát triển
    trong tương lai.
     Luận văn cung cấp cho các DN gốm Biên Hòa một nguồn tài liệu tham khảo tốt,
    và một chiến lược kinh doanh cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, là một giai đoạn có nhiều
    ý nghĩa đối với việc phát triển hoạt động SX-KD gốm Biên Hòa cũng như ngành gốm mỹ
    nghệ Đồng Nai nói chung, với một hệ thống gồm: nhóm giải pháp tận dụng ưu thế và
    nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu với một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành
    công các định hướng và mục tiêu dài hạn.
     Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ các DN trong quá trình phát
    triển hoạt động SX-KD gốm Biên Hòa theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    đến năm 2020.
    8. Kết cấu luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động SX-KD gốm sứ mỹ nghệ.
    Chương 2: Thực trạng SX-KD của các DN gốm Biên Hòa.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên
    Hòa đến năm 2020.




    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
    GỐM SỨ MỸ NGHỆ
    1.1 Tổng quan về sản xuất và kinh doanh gốm sứ Việt Nam [30]
    1.1.1 Lý thuyết về phân tích cạnh tranh của ngành
    Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện
    nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các
    ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm
    lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ
    có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình
    đang hoạt động.
    Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard
    Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
    doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công
    cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình
    này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.
    Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một
    thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi
    trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm
    kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi
    nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở
    Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để
    phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không.
    Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất
    bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh: Sức mạnh nhà cung cấp; Nguy cơ thay
    thế; Các rào cản gia nhập; Sức mạnh khách hàng; Múc độ cạnh tranh
    Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy
    lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp
    không ngây thơ đến mức chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực tế, các hãng
    đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh
    6
    thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến lược rất quan tâm đến
    những điểm khác biệt đó.
    Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung
    của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration – CR) là một trong những chỉ số phải
    kể đến đầu tiên. Chỉ số này cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong ngành
    nắm giữ. Ngoài ra còn có chỉ số CR về tỷ lệ thị trường do 8, 25 và 50 hãng đầ u ngành
    kiểm soát. Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng
    lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu chỉ có một số hãng nắm
    giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán).
    Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào
    chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều “mảnh ghép” này được cho là có tính
    cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung không phải là chỉ số duy nhất, bởi vì xu hướng định
    nghĩa ngành mang nhiều thông tin hơn so với sự phân bố thị phần.
    Nếu mức độ cạnh tranh giữa các hãng trong một ngành thấp, thì ngành đó được coi
    là “có kỷ luật”. Kỷ luật này có thể là kết quả của lịch sử cạnh tranh trong ngành, vai trò
    của hãng đứng đầu, hoặc sự tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức chung. Sự câu kết giữa
    các công ty nhìn chung là không hợp pháp. Trong những ngành có mức độ cạnh tranh
    thấp, các động thái cạnh tranh chắc chắn bị hạn chế một cách không chính thức. Tuy
    nhiên, một công ty không chấp nhận tuân thủ luật lệ mà tìm kiếm lợi thế cạnh tranh có thể
    làm mất đi cái thị trường “có kỷ luật” đó.
    Khi một đối thủ hành động theo cách khiến các hãng khác buộc phải trả đũa, thì
    tính cạnh tranh ở thị trường đó sẽ tăng lên. C ường độ cạnh tranh thường được miêu tả là
    tàn khốc, mạnh mẽ, vừa phải, hoặc yếu, tùy theo việc các hãng nỗ lực giành lợi thế cạnh
    tranh đến mức nào.
    Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn
    một số động thái cạnh tranh như sau:
     Thay đổi giá – tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn.
     Tăng sự khác biệt của sản phẩm – cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình
    sản xuất và đổi mới sản phẩm.
     Sử dụng các kênh phân phối một cách sáng tạo, dùng hội nhập theo chiều
    dọc hoặc sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...