Tiểu Luận Một số Giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty Du lịch Hà Nội-Tos

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    những vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành quốctế



    I.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ.

    I.1 Tính tất yếu khách quan của sự ra đời các công ty lữ hành quốc tế .


    Quan hệ cung cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Cung du lịch mang tính chất cố định không thể di chuyển còn cầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi. Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động ngược chiều như trong phần lớn các hoạt động kinh doanh khác. Bên cạnh đó cầu du lịch mạng tính chất tổng hợp, trong khi mỗi đơn vị kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một (hoặc một vài) phần của du lịch. Khi đi du lịch khách có nhu cầu về mọi thứ , từ tham quan đến tài nguyên du lịch tới ăn, ngủ, visa, hộ chiếu .Trong khi đó đối lập với tính tổng hợp của nhu cầu thì tính độc lập trong cung du lịch như: khách sạn chỉ đáp ứngchủ yếu về nhu cầu ăn, ở. Các công ty vận chuyển đảm bảo việc chuyên chở khách du lịch . gây không ít khó khăn cho khách trong việc tự sắp xếp, bố trí các hoạt động để có một chuyến du lịch như ý muốn. Bản thân khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin về địa điểm du lịch và khả năng để tự tổ chức các chuyến du lịch có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu. Do kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, khách du lịch ngày càng yêu cầu phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn. Họ chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất- đó là tiền cho chuyến du lịch. Tất cả các công việc còn lại phải có sự sắp xếp, chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch.

    Để nối kết mối quan hệ cung- cầu du lịch đó cần có một tác nhân trung gian làm nhiệm vụ này. Tác nhân đó chính là các Công ty lữ hành du lịch. Công ty lữ hành được hiểu là một loại hình doanh nghiệp du lịch, được thành lập và hoạt động với mục đích gián tiếp hoặc trực tiếp làm môi giới trung gian giữa cung và cầu trên thị trường du lịch trong nước cũng như phạm vi quốc tế thông qua việc tổ chức xây dựng và bán, thực hiện các chương trình du lịch trọn gói,

    các loại dịch vụ của chính Công ty hoặc của các đối tác bạn hàng. Từ đó, Công ty lữ hành ra đời.

    I.2 Khái niệm về kinh doanh lữ hành và Công ty lữ hành du lịch

    1.Khái niệm về kinh doanh lữ hành


    Kinh doanh lữ hành du lịch mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 (1841), do một người Anh tên là Thomas Cook sáng lập. Kể từ đó tới nay nghề này ngày càng phát triển và lan rộng khắp thế giới. Hiện nay có hàng chục hãng lữ hành hoạt động trên hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế .Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDL- quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì: "Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành".

    2. Khái niệm về Công ty lữ hành.


    Ở thời kỳ đầu các Công ty lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian làm đại lý bán hàng sản phẩm của các nhà cung cấp như: khách sạn, hàng không .Khi đó các Công ty lữ hành được định nghĩa như một pháp nhân, kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý của các nhà bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng. Trong suốt quá trình phát triển cho tới nay, hình thức các đại lý vẫn được mở rông jvà phát triển.

    Một cách định nghĩa phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình trọn gói của các Công ty lữ hành ở mức phát triển cao hơn so với việc làm trung gian thuần tuý. Các Công ty lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ôtô, tàu thuỷ và các chuyến tham quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách hàng du lịch vơí một mức giá gộp. Ở đây Công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp các dịch vụ du lịch.

    Trên cơ sở nội dung và phạm vi hoạt động, thì Công ty lữ hành được chia thành 2 loại: Công ty lữ hành quốc tế và Công ty lữ hành nội địa. Trong khi Công ty lữ hành nội địa đưa khách nội địa đi du lịch các vùng trong nước thì

    Công ty lữ hành quốc tế đưa khách ở trong nước ra nước ngoài và chủ yếu là đưa khách quốc tế vào trong nước. Trong quy chế kinh doanh lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam và Pháp lệnh du lịch Việt Nam đã nêu rõ: "Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam". Còn "Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa".

    I.3 Cơ cấu tổ chức của các Công ty lữ hành.

    Các Công ty lữ hành khác nhau có cơ cấu tổ chức khác nhau bởi cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phạm vi, lĩnh vực hoạt động hay cơ cấu tổ chức truyền thống của Công ty. Hiện nay các Công ty lữ hành ở Việt Nam có quy mô trung bình phù hợp với điều kiện Việt Nam được thể hiện bằng sơ đồ sau:

    Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty lữ hành.
















    Bộ phận du lịch là "xương sống" trong toàn bộ hoạt động của Công ty lữ hành, bao gồm: phòng điều hành, phòng hướng dẫn, phòng thị trường. Mỗi phòng có chức năng chuyên ngành riêng tạo thành thể thống nhất trong quá trình từ tạo ra các sản phẩm của công ty, đưa ra bán trên thị trường đến việc thực hiện các chương trình.

    -Phòng điều hành: Là bộ phận sản xuất của Công ty du lịch lữ hành tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo thựch hiện các chương trình du lịch của Công ty. Phòng điều hành có nhiệm vụ sau:

    +Là đầu mối triển khai toàn bộ các công việc điều hành các chương trình du lịch cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch do phòng thị trường gửi tới.
    +Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan thực hiện các chương trình du lịch trọn gói.
    +Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp có sản phẩm uy tín.
    +Theo dõi các quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với các bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán, nhanh chóng xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện.

    [​IMG]
     
Đang tải...