Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm phát triển đầu tư trên thị trường bất động sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Thị trường bất động sản là một thị trường quan trọng trong nền kinh tế của
    mỗi quốc gia, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát
    triển của mỗi nền kinh tế. Thị trường bất động sản là một thị trường đặc biệt, không
    những có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống
    xã hội. Thêm vào đó thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết đối với các thị
    trường khác như thị trường tài chính, tiền tệ và có tác động rộng lớn đến mọi
    tầng lớp dân cư. Chính Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ “ Phát triển
    thị trường bất động sản (bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn
    liền với đất): bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận
    lợi; làm cho đất đai từ nguồn tài nguyên trở thành nguồn vốn cho phát triển; từng
    bước làm cho thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị
    trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch và
    tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết
    giá đất bằng quan hệ cung cầu về đất đai thông qua các chính sách về thuế có liên
    quan đến đất đai. Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản, vừa là nhà đầu
    tư bất động sản lớn nhất. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động
    sản”. Vì vậy, việc xem xét, nghiên cứu kỹ càng về thị trường bất động sản để có
    những chính sách điều hành phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước là một
    công việc quan trọng của mỗi quốc gia.

    Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta đã có những
    chuyển biến và phát triển đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh
    tế xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, góp phần chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Bên cạnh những mặt
    tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản ở nước ta thời gian qua còn
    bộc lộ nhiều hạn chế, phát sinh nhiều vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Cụ thể là bất
    động sản và nhà đất chưa được khai thác, sự dụng hiệu quả, còn lãng phí, thất thoát
    lớn. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng liên quan đến bất động sản gây ra bất bình
    trong xã hội, làm giảm lòng tin của người dân. Thị trường bất động sản phát triển
    mang tính tự phát, minh bạch kém, giao dịch phi chính thức còn chiếm tỷ trọng cao.
    Cung - cầu về bất động sản bị mất cân đối, đặc biệt là nhà ở của nhân dân và cơ sở
    sản xuất của các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng đầu cơ nhà
    đất, kích cầu “ảo” để nâng giá bất động sản làm cho thị trường diễn biến thất
    thường, nhiều cơn sốt giá nhà đất đã xảy ra trong một số năm gần đây.
    Những vấn đề còn tồn đọng trên đây phần lớn là do nguyên nhân thị trường
    bất động sản chưa phát triển đầy đủ, chưa vận hành theo quy luật thị trường vốn có
    của nó và chưa minh bạch. Vì vậy, việc xem xét nghiên cứu và đề ra những chính
    sách, giải pháp phù hợp làm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,
    ổn định, vận hành theo quy luật thị trường nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư hơn
    và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trên thị trường là mục tiêu của đề tài này.
    Đây là vấn đề nghiên cứu vừa mới mẻ vừa có tính hữu ích cao ở Việt Nam
    hiện nay. Nó mới mẻ vì thị trường bất động sản Việt Nam chỉ mới phát triển khoảng
    13 năm trở lại đây nên có rất ít cuộc nghiên cứu về thị trường bất động sản tại Việt
    Nam, chỉ trong thời gian gần đây với sự phát triển bất thường của thị trường mới
    được sự quan tâm nhiều của các cơ quan thông tin đại chúng, các chuyên gia kinh tế
    và những nhà lập pháp. Vấn đề nghiên cứu này có tính hữu ích vì qua phân tích, tìm
    hiểu về thực trạng thị trường bất động sản tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp,
    kiến nghị nhằm giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch
    hơn nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai và thu hút ngày càng nhiều đầu
    tư trong và ngoài nước vào thị trường bất động sản.
    Đây là một đề tài nghiên cứu mang tính chất thực tiễn quản lý tại Việt Nam
    hiện nay. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhiều để
    nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng và phát triển thị
    trường bất động sản. Phương pháp này được sử dụng để xem xét, tìm tòi, hệ thống
    và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành
    trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, hiểu được các nhà nghiên cưú đi trước đã có
    những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sử dụng hoặc bổ sung
    trong việc nghiên cứu này. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu cũng sử dụng
    phương pháp phân tích định lượng và định tính nhằm phân tích, đánh giá về thực
    trạng thị trường bất động sản tại Việt Nam từ đó đưa ra các kết luận, kiến nghị
    nhằm phát triển thị trường bất động sản của Việt Nam trong thời gian tới.
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực tiễn quản lý
    bất động sản tại Việt Nam. Nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý
    nghĩa về mặt xã hội. Về mặt xã hội, thị trường bất động sản càng phát triển, càng
    minh bạch càng đem lại lòng tin cho người dân đối với xã hội, giảm thiểu các khiếu
    kiện về đất đai, bất động sản, làm cho người dân an tâm làm ăn sinh sống và đầu tư
    vào đất đai. Về mặt kinh tế, thị trường bất động sản càng phát triển thì khả năng thu
    hút đầu tư từ trong nước và ngoài nước ngày càng nhiều, cơ sở hạ tầng ngày càng
    được hoàn thiện góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc xây dựng và phát triển
    của nó cũng sẽ có tác động rất lớn đến các thị trường khác mà đặc biệt là thị trường
    tài chính, tiền tệ. Nó giúp cho các thị trường này phát triển mạnh và vững chắc. Bên
    cạnh đó, thị trường bất động sản càng minh bạch làm giảm thiểu các giao dịch phi
    chính thức làm tăng thu ngân sách nhà nước và dễ dàng trong việc quản lý thuế.
     
Đang tải...