Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Điện Tử Biên Hòa giai đọan 20

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI . 1
    1.1 Lý luận chung về cạnh tranh 1
    1.1.1 Bản chất của cạnh tranh 1
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh 1
    1.1.3 Lợi thế cạnh tranh .2
    1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 3
    1.2 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp .3
    1.2.1 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh .3
    1.2.2 Xây dựng chiến lược cạnh tranh .3
    1.2.3 Các chiến lược cạnh tranh .4
    1.3 Vài nét về ngành công nghiệp điện tử 6
    1.3.1 Vai trò và vị trí của ngành công nghiệp điện tử 6
    1.3.2 Những nét đặc thù của ngành công nghiệp điện tử 6
    1.3.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp
    điện tử của một số quốc gia trên thế giới .8
    1.4 Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
    hoạt động trong lĩnh vực điện tử .12
    1.4.1 Các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử 12
    1.4.1.1 Những yếu tố bên ngoài .12
    1.4.1.2 Những yếu tố bên trong 13
    1.4.2 Những tiêu thức thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp điện tử .14

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA 16
    2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa .16
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 17
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức .17
    2.1.4 Kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua .18
    2.2 Phân tích môi trường hoạt động 19
    2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 19
    2.2.1.1 Yếu tố kinh tế .19
    2.2.1.2 Yếu tố xã hội 20
    2.2.1.3 Yếu tố tự nhiên .21
    2.2.1.4 Yếu tố công nghệ .21
    2.2.1.5 Nhà cung cấp 22
    2.2.1.6 Khách hàng .23
    2.2.1.7 Đối thủ cạnh tranh 23
    * Kết luận: Cơ hội – Nguy cơ 24
    2.2.2 Phân tích môi trường bên trong .25
    2.2.2.1 Yếu tố tài chính 25
    2.2.2.2 Yếu tố con người .26
    2.2.2.3 Yếu tố sản xuất .26
    2.2.2.4 Công tác nghiên cứu phát triển 27
    2.2.2.5 Công tác Marketing 28
    2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa .30
    2.3.1 Hiệu quả, tiềm lực tài chính .30
    2.3.2 Chất lượng lao động .32
    2.3.3 Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất .32
    2.3.4 Sản lượng tiêu thụ 33
    2.3.5 Độ ổn định về chất lượng, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm 33
    2.3.6 Giá cả và chính sách bán hàng đối với từng khách hàng 34
    2.3.7 Mạng lưới phân phối 34
    2.3.8 Các chương trình quảng cáo, khuyến mại 35
    2.3.9 Chất lượng dịch vụ bảo hành .35
    2.3.10 Hình ảnh và danh tiếng thương hiệu 36
    * Kết luận: Điểm mạnh – Điểm yếu 36
    2.4 Những tiêu thức quyết định sự thành công trong việc nâng cao năng lực
    cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa 37

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA
    GIAI ĐỌAN 2005- 2015 .38
    3.1 Những dự báo về sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử 38
    3.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử đến năm 2015 39
    3.2.1. Quan điểm phát triển 39
    3.2.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty Điện tử và
    Tin học Việt Nam đến năm 2015 .39
    3.2.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa
    đến năm 2015 .40
    3.2.4 Xác định mục tiêu của Công ty Cổ phần Điện tử Biên hòa đến năm 2015 40
    3.3 Xác định chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa .42
    3.3.1 Quan điểm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 42
    3.3.2 Xác định chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa 43
    3.3.3 Xác định các giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh 44
    3.4 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 46
    3.4.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 46
    3.4.2 Giải pháp về nghiên cứu phát triển (R&D) và công nghệ sản xuất .48
    3.4.3 Giải pháp về phát triển thị trường 51
    3.4.4 Giải pháp về tài chính .54
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .56-59
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Thủ Đức Công ty Điện tử Thủ Đức
    Tân Bình Công ty Cổ phần Điện tử Tân Bình

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành điện tư û 7
    Bảng 2.1: Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo AFTA .20
    Bảng 2.2: Nhu cầu về vốn của một số dự án thuộc lĩnh vực điện tử .22
    Bảng 2.3: Tình hình đầu tư máy móc thiết bị 27
    Bảng 2.4: Tổng chi cho công tác nghiên cứu phát triển .28
    Bảng 2.5: Giá một số mặt hàng điện tử .29
    Bảng 2.6: Lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Điện tử
    và Tin Học Việt nam năm 2003 .31
    Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí quảng cáo, khuyến mại từ năm 2001->2004 35
    Bảng 3.1: Một số mục tiêu chủ yếu của Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa
    giai đoạn 2005-2015 41


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới chứng kiến một sự phát
    triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất. Tính trên quy mô tòan thế giới, khối
    lượng, giá trị giao dịch thương mại, dịch vụ giữa các quốc gia tăng trưởng đều
    đặn hàng năm. Kèm theo đó là sự lớn mạnh không ngừng của các công ty có ưu
    thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có
    không ít các công ty có tầm cỡ thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề
    dẫn đến thua lỗ, phá sản hoặc sáp nhập với các công ty khác.
    Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã tạo nên sự phân rã như vậy ?. Làm thế nào để
    tránh được những tình huống xấu xảy ra đối với một công ty ?
    Rõ ràng rằng, đằng sau một khối lượng lớn hàng hóa, dịch vụ giao dịch trên
    thị trường, các công ty không ngừng củng cố vị thế của mình bằng nhiều cách
    nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Qua đó, tạo ra những khác
    biệt hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp giành lấy thị phần
    lớn. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem như là
    một trong những phương cách giúp doanh nghiệp củng cố và vươn tới một vị thế
    mà tại đó các doanh nghiệp có thể chống chọi lại và tác động đến các lực cạnh
    tranh một cách có hiệu quả.
    Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đọan mở
    cửa hội nhập ở phạm vi khu vực và thế giới, không phải mọi doanh nghiệp đều ý
    thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Cũng có những
    trường hợp, doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao năng lực
    cạnh tranh thế nhưng vẫn còn một khỏang cách quá xa giữa nhận thức và hành
    động thực tiễn.
    Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản
    phẩm điện tử tiêu dùng, một lĩnh vực mà ở đó sự cạnh tranh giữa các công ty
    diễn ra hết sức khốc liệt, Công ty Cổ phần Điện Tử Biên Hòa cũng đang đối
    mặt với những thách thức lớn từ quá trình mở cửa hội nhập của đất nước. Xét
    trên quan điểm hệ thống, khái niệm nâng cao năng lực tại Công ty xem ra vẫn
    còn khá mới mẻ nhất là đối với một Công ty mới được cổ phần hóa từ doanh
    nghiệp nhà nước chưa được một năm.
    Trên thực tế, Công ty cũng có nhiều nỗ lực để có thể tồn tại và phát triển.
    Tuy nhiên, trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước, môi trường kinh doanh
    trong cũng như ngòai nước biến đổi không ngừng, áp lực cạnh tranh ngày một
    nặng nề hơn. Đến lúc này, đòi hỏi Công ty phải có cái nhìn tòan diện hơn, mang
    tính hệ thống hơn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
    nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Điện Tử Biên Hòa giai đọan
    2005 - 2015” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn này sẽ đưa
    ra những định hướng phát triển và đề xuất mục tiêu, chiến lược cạnh tranh của
    Công ty Cổ phần Điện Tử Biên Hòa giai đoạn 2005 - 2015. Qua đó, đề xuất các
    giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty,
    góp phần thực hiện thành công chiến lược cạnh tranh của Công ty.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Thông qua việc phân tích môi trường hoạt động bên trong cũng như bên
    ngòai để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cở sở đó, xây
    dựng chiến lược cạnh tranh và đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
    tại doanh nghiệp.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phân tích các yếu tố nội tại của Công ty Cổ
    phần Điện tử Biên Hòa và các yếu tố có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
    doanh trong ngành điện tử dân dụng ở Việt Nam và trên thế giới.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: phương
    pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp động, phương pháp suy
    luận Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu giúp tác giả phân tích và có cái
    nhìn tổng thể hơn về năng lực cạnh tranh của Công ty.
    6. Kết cấu luận văn
    Gồm các phần nội dung sau:
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
    Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ
    BIÊN HÒA
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA GIAI ĐỌAN 2005 -
    2015
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    Cuối cùng, do thời gian và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu còn nhiều
    hạn chế, luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
    được những góp ý chân thành của Quý Thầy, Cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...