Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Những năm đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến nền kinh tế Việt Nam biến chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, rất nhiều ngành kinh tế đã, đang và sẽ buộc phải mở cửa cho phần còn lại của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam không còn được Nhà nước bảo hộ bằng những biện pháp bao cấp nữa, thay vào đó, các doanh nghiệp phải đối diện với những vấn đề sống còn trong cạnh tranh.
    Ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài bức tranh toàn cảnh đó. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nỗ lực hết sức để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tìm kiếm các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp với các kiến thức đã được các Thầy Cô truyền thụ trong chương trình đào tạo cao học của Trường và kinh nghiệm làm việc thực tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
    NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015”.
    Cơ sở lý luận:

    Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là cạnh tranh – quy luật hoạt động của kinh tế thị trường, đồng thời xuất phát từ hoạt động thực tiễn của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, kết hợp với so sánh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác.

    Mục đích nghiên cứu:

    Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đến năm 2015.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vận dụng tổng hợp phương pháp của các môn khoa học kinh tế và cácï môn học hỗ trợ như Quản trị Dự Án, Quản trị Chiến lược, Quản trị Marketing, Tâm lý Quản lý và nghệ thuật lãnh đạo Đồng thời, luận văn cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp như so sánh, mô tả, thu thập và xử lý dữ liệu cũng như phân tích và tổng hợp.

    Nguồn số liệu trong luận văn được sử dụng từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong mối quan hệ tương quan với các ngân hàng thương mại khác trong phạm vi cả nước như: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

    Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:

    Đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu Tư và
    Phát Triển Việt Nam đến năm 2015.

    Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngân hàng.
    - Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) trong thời gian qua.
    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đến năm 2015.

    MỤC LỤC

    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG
    1.1 KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
    1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
    1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI(NHTM)
    1.2.1 Các yếu tố nội tại
    1.2.1.1 Nguồn nhân lực
    1.2.1.2 Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức
    1.2.1.3 Tiềm lực tài chính
    1.2.1.4 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng
    1.2.1.5 Công nghệ
    1.2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
    1.2.2.1 Môi trường vĩ mô.
    1.2.2.2 Môi trường vi mô.
    1.3 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    1.3.1 Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO
    1.31.1 Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong Biểu cam kết dịch vụ
    1.3.1.2 Các cam kết đa phương trong Báo cáo của Ban công tác
    1.3.1.3 So sánh cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng với các cam kết trong BTA
    1.3.1.4 Đánh giá tác động tới môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
    1.3.2 Cơ hội
    1.3.2.1 Về phía khách hàng
    1.3.2.2 Về phía ngân hàng
    1.3.3 Thách thức
    1.3.3.1 Đối với NHNN là cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng
    1.3.3.2 Đối với các NHTM trong nước

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) TRONG THỜI GIAN QUA.
    2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
    2.1.1 Lược sử hình thành và phát triển
    2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
    2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn hiện nay
    2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV VIỆT NAM
    2.2.1 . Thực trạng các yếu tố nội tại
    2.2.1.1 Nguồn nhân lực
    2.2.1.2 Năng lực quản lý
    2.2.1.3 Khả năng tài chính
    2.2.1.4 Thương hiệu
    2.2.1.5 Các sản phẩm, dịch vụ
    2.2.1.6 Công nghệ ngân hàng
    2.2.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
    2.2.2.1 Môi trường vĩ mô
    2.2.2.2 Các yếu tố vi mô
    2.3 . ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV
    2.3.1 Bảng số liệu so sánh với các đối thủ cạnh tranh
    2.3.2 Các ưu thế cạnh tranh của BIDV
    2.3.3 . Các điểm yếu của BIDV

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2015
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BIDV VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
    3.1.1 Mục tiêu
    3.1.2 Lộ trình thực hiện
    3.2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
    3.2.1 Quan điểm 1: Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
    3.2.2 Quan điểm 2: Đổi mới hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế
    3.2.3 Quan điểm 3: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của ngân hàng
    3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2015
    Nhóm giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh
    3.3.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản trị điều hành
    3.3.3 Giải pháp 3: Bổ sung nguồn vốn
    3.3.4 Giải pháp 4: Quản lý tài sản Nợ – tài sản Có
    3.3.5 Giải pháp 5: Hòan thiện hoạt động tín dụng
    Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu.
    3.3.6 Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng dịch vụ
    3.3.7 Giải pháp 7: Phát triển thương hiệu của hệ thống ngân hàng BIDV
    3.3.8 Giải pháp 8: Mở rộng mạng lưới kênh phân phối
    3.3.9 Giải pháp 9: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
    3.3.10 Giải pháp 10: Quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ
    3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
    3.4.1 Đối với Nhà nước
    3.4.2 Đối với cơ quan chức năng

    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2005
    Phụ lục 2: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2006
    Phụ lục 3: Giới thiệu một số sản phẩm của BIDV
    TÀI LIỆU THAM KHẨO
     
Đang tải...