Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Du Lịch Đồng Nai đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Du Lịch Đồng Nai đến năm 2015


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài . 1
    2. Mục tiêu đề tài 2
    3. Đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Kết cấu của đề tài . 3
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 4
    1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh . 4
    1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 4
    1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh . 5
    1.1.3 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh 6
    1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh . 7
    1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. 7
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 8
    1.3.1 Môi trường bên ngoài 8
    1.3.1.1 Môi trường vĩ mô . 8
    1.3.1.2 Môi trường vi mô ( môi trường ngành) 10
    1.3.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE) . 15
    1.3.2 Môi trường nội bộ . 16
    1.3.2.1 Các yếu tố môi trường nội bộ . 16
    1.3.2.2 Chuỗi giá trị và năng lực lõi của doanh nghiệp . 18
    1.3.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE) 21
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
    TY CỔ PHẦN DU LỊCH ĐỒNG NAI 22
    2.1. Thực trạng du lịch tỉnh Đồng Nai. 22
    2.2 Giới thiệu tổng quát về Donatours . 24
    2.2.1Quá trình hình thành và phát triển 24
    2.2.2 Cơ cấu tổ chức Công Ty Cổ phần Du Lịch Đồng Nai 27
    2.2.3 Kết quả HĐ KD của DONATOURStừ năm 2006 – 2010 29
    2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Donatours . 30
    2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 30
    2.3.1.1 Môi trường vĩ mô . 30
    2.3.1.2 Phân tích môi trường vi mô (các yếu tố trong ngành) 37
    2.3.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài (EFE: External Factors
    Evaluation) . 45
    2.3.2 Phân tích môi trườngnội bộ . 47
    2.3.2.1 Các yếu tố của môi trường nội bộ 47
    2.3.2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp và năng lực lõi . 56
    2.3.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của Donatours
    ( IFE:Internal Factors Evaluation) 63
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM
    2015 67
    3.1. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch và phương hướng, mục tiêu
    phát triển của Công ty trong thời gian tới 67
    3.1.1 . Xu hướng phát triển của thị trường du lịch . 67
    3.1.1.1 Thị trường khách đi du lịch nước ngoài . 67
    3.1.1.2.Thị trường khách nội địa 68
    3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Donatours đến năm 2015 . 68
    3.1.2.1 Phương hướng phát triển 68
    3.1.2.2 Mục tiêu phấn đấu 70
    3.2 Các chiến lược của Donatours đến năm 2015 . 70
    3.2.1 Xây dựng ma trận SWOT . 70
    3.2.3 Phân tích các chiến lược . 71
    3.2.3 Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM . 73
    3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty . 74
    3.3.1 Giải pháp thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 74
    3.3.2. Giải pháp về vốn . 77
    3.3.3 Giải pháp về nhân sự 78
    3.3.4. Giải pháp về marketing . 79
    3.3.4.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 79
    3.3.4.2. Hoàn thiện chính sách giá 80
    3.3.4.3. Về chính sách chất lượng . 81
    3.3.4.4 Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu . 82
    3.5.5 Giải pháp về mối quan hệ các nhà cung cấp dịch vụ . 83
    3.4. Một số kiến nghị 84
    3.4.1 Kiến nghị với Tỉnh . 84
    3.4.2 Kiến nghị với ngành Du lịch . 85
    3.4.3 Kiến nghị cho Công ty . 85
    PHẦN KẾT LUẬN . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
    Trên thế giới ngày nay ngành du lịch đang được xem là một trong những
    ngành kinh tế không khói hàng đầu, phát triển với tốc độ cao bởi những lợi ích to
    lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại. Điều này càng thể hiện rõ
    hơn trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.Việt Nam nằm trong
    số những quốc gia có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. Phát triển du lịch
    không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh
    tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để Việt Nam phát triển, mở rộng quan hệ đối
    ngoại trong xu thế toàn cầu hóa, thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng. Phát
    triển du lịch còn là cơ hội giới thiệu với thế giới về con người, đất nước và nền văn
    hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    Trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ khá
    nhanh, từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng, an toàn cho du khách quốc tế.
    Nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng gia tăng theo tốc độ phát triển kinh
    tế đất nước. Nhu cầu du lịch không còn đơn thuần là tham quan thắng cảnh, nghỉ
    dưỡng mà phải kết hợp với học hỏi, khám phá, nghiên cứu, mạo hiểm, chữa
    bệnh Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch phải không
    ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển dựa trên cơ sở lợi thế tự nhiên sẵn
    có, hình thành nét đặc trưng riêng. Phát triển du lịch quốc gia phải gắn liền với sự
    phát triển du lịch của từng địa phương.
    Đồng Nai một trong những Tỉnh có những thế mạnh về du lịch mà không
    phải nơi nào cũng có được.Với tiềm năng và tài nguyên du lịch sẵn có, Tỉnh Đồng
    Nai có lợi thế phát triển du lịch rất lớn.Nhìn thấy được tiềm năng phát triển đó đã có
    rất nhiều các doanh nghiệp du lịch tham gia vào thị trường du lịch tại Tỉnh Đồng
    Nai. Sự phát triển về quy mô cũng như số lượng các doanh nghiệp du lịch nói chung
    và các công ty du lịch nói riêng một mặt đã tạo ra bước ngoặt trưởng thành của
    ngành du lịch, mặt khác tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty du lịch.
    Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển được các công ty du lịch luôn phải tìm
    2
    mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh
    khác.
    Công ty cổ phần Du lịch Đồng Nai là một trong những công ty du lịch rất lâu
    đời của Tỉnh, Với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành cùng với đội ngũ
    quản lý giàu kinh nghiệm và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, hiện nay Donatours
    chỉ thành công về kinh doanh dòng sản phẩm – dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, về
    mảng dịch vụ du lịch Công ty hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực
    chuyên nghiệp, vốn và chịu sự cạnh tranh khá gay gắt của nhiều đối thủ . Nhận thức
    được áp lực cạnh tranh của các công ty Du lịch trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai lên
    DONATOURS là rất lớn. Đồng thời thấy được những lợi thế, điểm mạnh của Công
    ty. Em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số giải pháp nhằm nâng
    cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Du Lịch Đồng Nai đến năm
    2015“. Đề tài này hiện nay chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu tại Công Ty
    Cổ Phần Du Lịch Đồng Nai .
    2. Mục tiêu đề tài
    - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng
    Nai: xác định chuỗi giá trị DN và năng lực lõi của Cty Cổ phần Du lịch Đồng Nai
    - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
    Du lịch Đồng Nai trong những năm tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
     Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai 2006-2010
     Môi trường kinh doanh của công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai và sự thay
    đổi của nó trong những năm tới đến 2015
     Các nguồn lực nội tại của công ty và mức độ khai thác chúng tại DN
     Các ĐTCT của công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai trên địa bàn tỉnh.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi về không gian:
    3
    Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong việc phân tích năng lực cạnh tranh của
    Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường du
    lịch Đồng Nai.
    + Phạm vi về thời gian: Dựa trên cơ sở thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
    cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai đến năm 2015.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, kiến thức tích luỹ trong thời gian thực tập,
    qua sách giáo khoa và những bài báo có liên quan, em sử dụng một số phương pháp
    sau đây trong việc nghiên cứu đề tài:
    -Thu thập thông tin, phân tích số liệu và so sánh sự biến động của dãy số qua các
    năm: dùng phương pháp quan sát và phương pháp thống kê. Xử lý số liệu bằng
    phần mềm: excel.
    - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
    6. Kết cấu của đề tài
    Trong đề tài này, ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận ra, nội dung nghiên
    cứu gồm ba chương được kết cấu như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Du Lịch
    Đồng Nai.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
    phần Du Lịch Đồng Nai đến 2015


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1].Công ty Cổ phần du lịch Đồng Nai, Báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường
    niên, Lưu hành nội bộ, 2011.
    [2] Công ty Cổ phần du lịch Đồng Nai, Báo cáo tài chính, Lưu hành nội bộ,
    2008, 2009, 2010.
    [3] Cục Thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010.
    [4]. Fred R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch
    Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống
    kê Hà Nội.
    [5]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách
    kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [6]. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.
    [7]. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael
    E.Porter, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
    [8]. Trần Vũ Hoài Hạ (2008), Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái
    tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Trường Đại
    học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
    [9]. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    [10]. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS. Phạm Hồng Chương (2009),
    Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
    Hà Nội.
    [11]. Michael E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy
    Chi, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    [12]. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, người dịch PTS. Vũ Trọng
    Hùng, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [13]. Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
    [14]. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu, NXB
    Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
    [15] Sở Du lịch tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
    Tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, Đồng Nai.
    [16] Sở Du lịch tỉnh Đồng Nai, Báo cáo nhanh hoạt động kinh doanh: Công ty
    cổ phần Du lịch Đồng Nai, Công ty Du lịch tiếp thị GTVT Vietravel chi
    nhánh Đồng Nai, Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Dịch vụ Kỳ Nghỉ
    Việt, Lưu hành nội bộ, 2008, 2009, 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...