Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG
    ------o0o-----

    Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long nói chung cũng như của huyện Bình Minh nói riêng thì ngành Ngân hàng đang có những bước phát triển rất mạnh nhất là trong giai đoạn hiện nay, với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các NH phủ khắp trên địa bàn. Với sự phát triển như thế này thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Minh là Ngân hàng ra đời sớm nhất trên đia bàn huyện, chi nhánh đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của huyện và là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Minh cần phải có cái nhìn khái quát về Ngân hàng mình cũng như đối với Ngân hàng đối thủ để kịp thời có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như để nâng cao vị thế của mình hơn trên địa bàn huyện. Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Bình Minh” sẽ giải quyết vấn đề này.
    Đề tài tập trung phân tích 3 môi trường chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là môi trường nội bộ, môi trường tác nghiệp và môi trường vĩ mô.
    - Đối với môi trường nội bộ: đề tài sử dụng phương pháp phân tích CAMEL để đánh giá nguồn lực nội tại của ngân hàng trên các phương diện về quy mô vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, kết hợp phân tích các yếu tố khác như nhân sự, công nghệ, mạng lưới phân phối để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng. Kết quả cho thấy điểm mạnh lớn nhất hiện nay của ngân hàng là công nghệ hiện đại và điểm yếu lớn nhất là mạng lưới phân phối chưa rộng khắp. Vì vậy, trong thời gian sắp tới ngân hàng cần tiếp tục tận dụng thế mạnh về công nghệ để đưa ra nhiều sản phẩm mới hơn, thủ tục giao dịch nhanh gọn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, việc mở rộng mạng phòng giao dịch nhằm gia tăng thị phần là một việc nên làm trong giai đọan cạnh tranh hiện nay.
    - Đối với môi trường tác nghiệp: đề tài sử dụng mô hình năm áp lực của Michael E. Porter để phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.
    + Khách hàng: đây được xem là nhân tố sống còn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng luôn tìm mọi cách để làm hài lòng khách hàng, thế nhưng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là một điều không dễ dàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về khách hàng nhiều hơn nữa để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng so với các đối thủ khác.
    + Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Sacombank được xem là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với ngân hàng nhiều nhất trong lĩnh vực bán lẽ hiện nay. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại được tập trung vào những điểm sau: phân tích chiến lược phát triển, qui mô kinh doanh, mạng lưới phân phối, mức độ đa dạng của sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, chính sách giá, các hoạt động chiêu thị. Kết quả cho thấy Sacombank có nhiều ưu thế hơn so với ngân hàng trong lĩnh vực bán lẽ hiện nay là hoạt động Marketing rất phát triển chiếm ưu thế hơn so với NHNo & PTNT huyện Bình Minh. Đây là điều mà NHNo & PTNT huyện Bình Minh cần phải chú ý nhiều hơn nữa.
    + Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện ngày càng nhiều nguyên nhân là do các yếu tố ngăn chặn sự xâm nhập ngành tương đối thấp và khả năng trả đũa của các ngân hàng trong ngành là không cao. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của ngân hàng chủ yếu là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng TMCP mới thành lập. Ngoài ra, cũng phải kể đến các công ty tài chính. Mỗi đối thủ tiềm ẩn đều có những thế mạnh riêng vì vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của ngân hàng khi chính thức bước vào cuộc đua cạnh tranh hiện nay.
    + Nhà cung cấp: bao gồm nhà cung cấp công nghệ, cộng đồng tài chính và nguồn lao động. Trong đó, gây áp lực cho ngân hàng nhiều nhất là cộng đồng tài chính và nguồn lao động. Ngày nay, khi lạm phát gia tăng, cạnh tranh gay gắt thì việc huy động vốn của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng muốn huy động vốn thì phải tăng lãi suất và có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng đều này sẽ làm chi phí của ngân hàng gia tăng kéo theo lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút. Ngoài ra, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay các ngân hàng đẩy mạnh việc mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch để gia tăng thị phần của mình thì vấn đề thiếu hụt nhân sự đang trở nên nóng hơn bao giờ hết từ đội ngũ nhân viên trẻ đến những cán bộ cấp cao.
    + Sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế hiện nay là các hình thức cho vay không chính thức.
    - Môi trường vĩ mô: trên cơ sở tổng hợp những thông tin từ báo, tạp chí, internet để phân tích những tác động từ phía môi trường bên ngoài như kinh tế, chính trị - pháp luật, dân số -văn hóa xã hội và môi trường quốc tế nhằm đưa ra những cơ hội mà ngân hàng có thể tận dụng được cũng như những thách thức mà ngân hàng cần phải vượt qua. Qua phân tích cho thấy cơ hội lớn nhất mà ngân hàng có được là qui mô dân số ngày càng tăng, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để ngân hàng gia tăng khả năng bán lẻ của mình. Trong khi đó, thách thức lớn nhất mà ngân hàng đang gặp phải là tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là về thị phần. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm giữ thị phần hiện tại và tăng thêm thị phần trong thời gian tới.
    Ngoài việc phân tích ba môi trường nói trên, đề tài còn sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao năng năng cạnh tranh của ngân hàng. Các giải pháp được đề ra bao gồm giải pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động, giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới phân phối và giải pháp về sản phẩm – dịch vụ. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra những kiến nghị đối với chi nhánh, ngân hàng nhà nước, Hội sở và chính quyền huyện Bình Minh với hy vọng những kiến nghị này sẽ sớm được thực hiện nhằm giúp ngân hàng phát triển ổn định và vững mạnh hơn trong tương lai.




    Trang
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1. Phạm vi không gian 2
    1.3.2. Phạm vi thời gian 2
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
    Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
    2.1. Phương pháp luận 6
    2.1.1. Các hình thức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 6
    2.1.2. Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế 7
    2.1.3. Các môi trường chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8
    2.1.4. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 12
    2.1.5. Phân tích Swot 17
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 18
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 18
    Chương 3: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 20
    3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 20
    3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 21
    3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21
    3.2.2. Ngành nghề kinh doanh 21
    3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng 23
    3.3.1. Sơ đồ tổ chức 23
    3.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban 24
    3.3.3. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Minh 25
    3.4. Khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 26
    3.4.1. Về doanh thu 28
    3.4.2. Chi phí 29
    3.4.3. Lợi nhuận 29
    3.5. Phương hướng và mục tiêu củ ngân hàng 2011 30
    Chương 4: Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 32
    4.1. Phân tích các nguồn lực nội tại của ngân hàng 32
    4.1.1.Phân tích các yếu tố theo mô hình Camel 32
    4.1.2. Phân tích các yếu tố khác 45
    4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp 48
    4.2.1. Khách hàng 49
    4.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 50
    4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 59
    4.2.4. Nhà cung cấp 61
    4.2.5. Các sản phẩm thay thế 63
    4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 64
    4.3.1.Môi trường kinh tế 64
    4.3.2. Môi trường chính trị - Pháp luật 65
    4.3.3. Môi trường dân số - Văn hóa, xã hội 66
    4.3.4. Môi trường quốc tế 67
    4.4. Phân tích Swot 68
    4.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hợi, thách thức 68
    4.4.2. Ma trận Swot 70
    Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Bình Minh – Vĩnh Long 73
    5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 73
    5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 74
    5.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 74
    5.4. Giải pháp về mở rộng mạng lưới phân phối 76
    5.5. Giải pháp về sản phẩm – dịch vụ 77
    Chương 6: Kết luận – Kiến nghị 79
    6.1. Kết luận 79
    6.2. Kiến nghị 80
    6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước 80
    6.2.2. Về phía Chính quyền địa phương 80
    6.2.3. Về phía Hội sở 81
    6.2.4. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    PHỤ LỤC 84

    DANH MỤC BIỂU BẢNG
    Trang


    Bảng 2.1: Ma trận Swot 18
    Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh giai đoạn 2008 – 2010 27
    Bảng 3.2: Mục tiêu hoạt động của ngân hàng năm 2011 30
    Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2008 – 2010 33
    Bảng 4.2: Đánh giá tình hình hoạt tín dụng của NHNo & PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2008 – 2010 38
    Bảng 4.3: Các chỉ số tài chính đánh giá mức sinh lời 42
    Bảng 4.4: Trình độ nhân viên của ngân hàng 47
    Bảng 4.5: Tình hình kinh doanh của hai ngân hàng giai đoạn 2008-2010 53
    Bảng 4.6: Trình độ nhân viên của hai ngân hàng 57
    Bảng 4.7: Ma trận Swot 71



    DANH MỤC HÌNH

    Trang


    Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh – Vĩnh Long 23
    Hình 3.2: Biểu đồ Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của NHNo & PTNT huyện Bình Minh giai đoạn 2008 – 2010 27
    Hình 4.1: Chỉ số thành phần tiền biến động 44
    Hình 4.2: Biểu đồ trình độ nhân viên của Agribank huyện Bình Minh 58
    Hình 4.3: Biểu đồ trình độ nhân viên của Sacombank huyện Bình Minh 58
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    ------o0o-----
    1. Tiếng việt

    NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    NHTM: Ngân hàng Thương mại.
    NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
    NH: Ngân hàng.
    VN: Việt Nam.
    TCTD: Tổ chức tín dụng.
    CTCG: Chứng từ có giá.
    TSCĐ: Tài sản cố định.
    IPCAS: là một hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của NHNO & PTNT VN.
    ĐVT: Đơn vị tính.
    HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
    VAC: Vườn Ao Chuồng.
    SPDV: Sản phẩm dịch vụ.
    UBND: Ủy ban nhân dân.
    BGĐ: Ban giám đốc.
    BĐS: Bất động sản.
    CNV: Công nhân viên.
    2. Tiếng anh
    WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới).
    AGRIBANK: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development (Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...