Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng nông sản của doanh nghiệp tư nhân Tâm Toàn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i

    Lời cảm ơn . ii

    Nhận xét của đơn vị thực tập iii

    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv

    Mục lục v

    Danh sách các kí tự chữ viết tắt . x

    Danh sách các bảng sử dụng . xi

    Danh sách các sơ đồ, đồ thị . xii

    Lời mở đầu . 1

    Chương 1: Lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền
    kinh tế thị trường 4

    1.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp 4

    1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 4

    1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 4

    1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5

    1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm . 5

    1.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm . 6

    1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . 6

    1.2.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 6

    1.2.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm . 6

    1.2.5. Tổ chức hoạt động xúc tiến, hỗ trợ cho công tác bán hàng 6
    1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng 8

    1.2.7. Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm . 8

    1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
    doanh nghiệp . 8

    1.3.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 8

    1.3.1.1. Môi trường toàn cầu . 8

    1.3.1.2. Môi trường tổng quát . 9

    a. Các nhân tố về chính trị - pháp lý . 9

    b. Các nhân tố về văn hóa, xã hội . 10

    c. Các nhân tố về dân số 10

    d. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên . 11

    e. Các nhân tố về công nghệ 12

    f. Các nhân tố về kinh tế 12

    1.3.1.3. Môi trường ngành 13

    a. Khách hàng 13

    b. Những người cung ứng . 13

    c. Các đối thủ cạnh tranh 14

    d. Các nhóm áp lực xã hội . 15

    1.3.2. Môi trường nội bộ 16

    1.3.2.1. Nhân lực . 16

    1.3.2.2. Tài chính 16

    1.3.2.3. Khả năng nghiên cứu và phát triển 17

    1.3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị . 17
    1.3.2.5. Văn hóa tổ chức . 17

    1.3.2.6. Công nghệ 18

    1.4. Đặc điểm kinh doanh hàng nông sản ở Việt Nam hiện nay . 19

    1.4.1. Đặc điểm hàng nông sản Việt Nam 19

    1.4.2. Các phương thức giao nhận chủ yếu 21

    1.4.3. Các phương thức bảo quản hàng nông sản . 21

    Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm nông sản của doanh
    nghiệp tư nhân Tâm Toàn 23

    2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp tư nhân Tâm Toàn . 23

    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 23

    2.1.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp . 23

    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 24

    2.1.3.1. Mô hình bộ máy quản lý của doanh nghiệp 24

    2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban . 25

    2.1.4. Nhân lực . 27

    2.1.5. Tài chính của doanh nghiệp . 27

    2.1.6. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng nông sản 31

    2.1.7. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 33

    2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng nông sản của doanh nghiệp . 35

    2.2.1. Tác động của môi trường bên ngoài đến sản lượng tiêu thụ của doanh
    nghiệp 35

    2.2.1.1. Môi trường toàn cầu . 35

    2.2.1.2. Môi trường tổng quát . 37
    a. Các nhân tố chính trị - pháp lý 37

    b. Các nhân tố về dân số 38

    c. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên . 40

    d. Các nhân tố về công nghệ . 41

    e. Các nhân tố về kinh tế . 44

    2.2.1.3. Môi trường ngành 47

    a. Khách hàng 47

    b. Những người cung ứng . 49

    c. Các đối thủ cạnh tranh . 50

    d. Các tính áp lực xã hội 52

    2.2.2. Môi trường nội bộ 53

    2.2.2.1. Nhân lực . 53

    2.2.2.2. Tài chính 53

    2.2.2.3. Khả năng nghiên cứu và phát triển 54

    2.2.2.4. Cơ sở vật chất 55

    2.2.2.5. Văn hóa tổ chức . 55

    2.2.2.6. Công nghệ sau thu hoạch . 56

    Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ hàng nông sản của
    doanh nghiệp trong thời gian tới . 58

    3.1. Phương hướng và mục tiêu tiêu thụ sản phẩm . 58

    3.1.1. Dự báo tình hình một số nông sản năm 2012 – 2013 58

    3.1.1.1. Mặt hàng cà phê . 58

    3.1.1.2. Mặt hàng hồ tiêu 62
    3.1.1.3. Mặt hàng hạt điều 65

    3.1.2. Phương hướng, mục tiêu tiêu thụ nông sản 68

    3.2. Một số biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ 69

    3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm 69

    3.2.2. Hoàn thiện công tác thu mua, vận chuyển 72

    3.2.3. Nâng cao năng lực làm việc, lòng trung thành của nhân viên 74

    Kết luận 76

    Danh sách tài liệu tham khảo . 77


    LỜI MỞ ĐẦU



    1.

    Lý do chọn đề tài.


    Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp
    không chỉ có nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh thương mại sản phẩm mà còn có
    nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan
    trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, là khâu quyết định chu kỳ kinh
    doanh và cũng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và
    phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chỉ khi doanh nghiệp tiêu
    thụ được sản phẩm mình làm ra thì lúc đó doanh nghiệp mới có thu nhập để trang trải
    những chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, vốn vay cũng như mở rộng kinh
    doanh. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì công việc kinh doanh của doanh
    nghiệp có thể bị đình trệ và có khi dẫn tới phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện
    nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và
    phát triển trong môi trường này, doanh nghiệp phải luôn bám sát thích ứng với mọi
    biến động của thị trường và tạo cho mình một chổ đứng thích hợp và vững chắc. Để
    thực hiện được điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các nguồn lực của
    chính doanh nghiệp để đề ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất, hiệu quả nhất. Công
    tác tiêu thụ sản phẩm, một trong các chiến lược kinh doanh chủ yếu của các doanh
    nghiệp hiện nay, nó không còn là một hoạt động kinh doanh bình thường mà đã trở
    thành một nghệ thuật trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, các
    doanh nghiệp phải tìm hiểu sâu, nghiên cứu thị trường, đưa ra n hững giải pháp
    phương hướng nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, đó là một trong những
    yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.

    Là một sinh viên khoa quản trị kinh doanh tại trường Kỹ Thuật Công Nghệ
    Thành Phố Hồ Chí Minh và đã được thực tập hai tháng tại doanh nghiệp tư nhân Tâm
    Toàn sản xuất và kinh doanh hàng nông sản v à đặc biệt nhấ t là nước ta là nước có
    truyền thống nông nghiệp lâu đời nên em đã quyết định chọn đề tải nghiên cứu “Một
    số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng nông sản của doanh nghiệp tư
    nhân Tâm Toàn”



    2.


    Mục tiêu nghiên cứu.



    Nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng nông sản của doanh nghiệp tư
    nhân Tâm Toàn để qua đó tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ
    hàng nông sản của doanh nghiệp.



    3.


    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.



    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác thu mua, vận
    chuyển nông sản, cách bảo quản như thế nào, công tác tổ chức bán hàng, nghiên cứu
    và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, các đối tượng khách hàng là những ai

    Phạm vi nghiên cứu: Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo mục tiêu nghiên
    cứu đã đề ra, bài viết tập trung xem xét, phân tích đánh giá các loại nông sản chính là
    cà phê, hồ tiêu, hạt điều qua các yếu tố:

    · Sự phát triển của ngành nông sản trong nền kinh tế Việt Nam và tình hình xuất
    khẩu nông sản hiện nay.

    · Công tác tổ chức thu mua, công nghệ bảo quản, tiêu thụ của doanh nghiệp.

    · Sự ảnh hưởng của các môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.



    4.


    Phương pháp nghiên cứu.



    Để hoàn thành mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu: thống kê, phân tích với hệ thống sơ đồ, bảng biểu để trình bày các nội
    dung lí luận và thực tiễn.



    5.


    Kết cấu đề tài.



    Luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1: Lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế
    thị trường.

    Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm nông sản của doanh nghiệp
    tư nhân Tâm Toàn.

    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác tiêu thụ hàng nông sản của
    doanh nghiệp trong thời gian tới.
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC
    DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG



    1.1.

    Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh


    doanh của doanh nghiệp.
    Để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, trước tiên ta phải
    biết được thế nào là tiêu thụ sản phẩm và nó đóng vai trò gì trong hoạt động sản xuất
    kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.1.1 Thế nào là tiêu thụ sản phẩm
    Tiêu thụ sản phẩm thực chất là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
    doanh, nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản
    phẩm nói chung chính là đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra bán trên thị trường với
    mục đích nhằm thu lại vốn và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Những nguyên tắc cơ bản của tiêu thụ sản phẩm là phải nhận thức và thỏa mãn
    đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm đó, bảo đảm được tính liên tục trong
    quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc
    mua bán sản phẩm.
    1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
    Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
    của doanh nghiệp. Khi các sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được
    người tiêu thụ chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của họ. Tiêu thụ sản phẩm
    được đánh giá tốt hay xấu thể hiện ở việc bán sản phẩm ra nhiều hay ít, uy tín ủc a
    doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự
    hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ.
    Công tác tiêu thụ sản phẩm tạo mối liên kết người sản xuất với người tiêu dùng,
    giúp nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng.
    Đồng thời, tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp xác định phương hướng và
    mục tiêu kế hoạch sản xuất giai đoạn tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...