Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại Công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH :
    1. Khái niệm:
    Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác.
    Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
    Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
    2. Ý nghĩa phân tích:
    Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
    Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ:
    v Đối với nhà quản lý:
    Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.
    v Đối với chủ sở hữu:
    Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp.
    v Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài
    Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ.
    v Đối với các nhà đầu tư tương lai
    Các nhà đầu tư tương lai quan tâm trước tiên là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
    v Đối với cơ quan chức năng
    Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xác định được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ quan thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính để tổng hợp thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê.
    3. Mục tiêu phân tích:
    Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định về đầu tư , tín dụng, và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về kinh tế.
    Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
    Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
    4. Nhiệm vụ phân tích:
    Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :
    1. Tài liệu phân tích:
    1.1. Bảng cân đối kế toán:
    Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
    Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
    v Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
    v Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp.
    1.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
    Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
    v Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ). Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    v Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...