Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM
    PHÙNG VĂN TIÊN
    TP. HCM – 2005
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
    CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
    MÃ SỐ : 60.34.05
    NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
    PGS - T S. VŨ CÔNG TUẤN
    Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do và Mục đích của đề tài nghiên cứu
    Khác với giai đoạn kinh tế bao cấp trước đây, các ngân hàng không phải vất vả
    đối phó với những biến đổi đột xuất từ thị trường. Tính chất cạnh tranh trong kinh
    doanh không căng thẳng. Các ngân hàng thương mại yên tâm hoạt động theo quan
    điểm “bán những gì ngân hàng có”, không cần quan tâm đến thị trường,nhu cầu và
    phản ứng của khách hàng.
    Tuy nhiên bước sang giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, các ngân hàng
    thương mại đã từng bước đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp, phong cách và
    thái độ phục vụ khách hàng. Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng về cơ bản
    không còn mang tính xin, cho mà theo nguyên tắc hai bên bình đẳng, cùng có lợi.
    Ngân hàng có quyền chọn lựa khách hàng tốt để thiết lập quan hệ và ngược lại
    khách hàng có nhiều ngân hàng để lựa chọn mà giao dịch. Rõ ràng, cạnh tranh
    của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã có những biến đổi không
    ngừng cả về lượng và về chất, ngày càng mạnh mẽ, rộng rãi, gay gắt và tinh vi
    hơn. Một ngân hàng thương mại muốn kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị
    trường hiện nay thì phải luôn tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của
    mình.
    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các ngân hàng thương mại quốc doanh luôn
    giữ vai trò chủ đạo trong mọi lĩnh vực: huy động vốn, cho vay , nhưng vị thế chủ
    đạo này đang có xu hướng suy yếu. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã
    có những bước chuyển mình rất tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây. Với
    những hạn chế nhất định, hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
    Tp. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành thách thức đối với các ngân hàng trong
    nước, đặc biệt một khi các rào cản dần dần được tháo bỏ cho quá trình hội nhập
    kinh tế. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại trong nước phải tích cực
    đổi mới, xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh, nhằm duy trì và phát
    triển thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh về lâu dài.
    Trang 2 Với thực tại trên, tôi đã thực hiện đề tài này để đề xuất một số giải pháp
    nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Thành
    phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
    2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại địa bàn Thành
    phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay. Qua đó đi sâu phân tích đánh giá hoạt
    động của các ngân hàng thương mại trong nước trong mối tương quan với các
    ngân hàng nước ngoài để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
    tranh của các ngân hàng thương mại trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
    trong điều kiện hội nhập kinh tế.
    3.Phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên các kiến thức của các môn học kinh tế đã học và kinh nghiệm thực tế
    công tác tại ngân hàng thương mại, dựa vào các số liệu thống kê, báo cáo của
    các ngân hàng thương mại và Ngân Hàng Nhà Nước tại Thành phố Hồ Chí Minh,
    các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.
    Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này bao gồm
    phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp
    phân tích hệ thống, phương pháp qui nạp và diễn dịch để kết hợp giữa lý luận
    và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    4.Kết cấu của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn bao gồm ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngân hàng
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
    tại Tp. Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân
    hàng thương mại tại Tp. Hồ Chí Minh.
    Trang 3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...