Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt NamLỜI MỞ ĐẦU

    Vào những năm cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế quốc tế trở lên đặc biệt sôi động. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tích tụ và tập chung tư bản ở quy mô cực kỳ lớn, nổi bật là làn sóng siêu sát nhập các công ty ( đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 1999). Quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sôi động trên phạm vi toàn thế giới .Đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước nhảy vọt các nền kinh tế ngày càng đan xen và có phần phụ thuộc vào nhau, quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn lên .
    Toàn cầu hoá kinh tế tỏ ra có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ xung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính vì thế xu thế toàn cầu hoá ngày càng cuốn hút vào nó nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ phát triến kinh tế, chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện và trong nhiều năm tới toàn cầu hoá chưa phải là công cụ tối ưu cho tất cả , chưa phải là một môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Các quốc gia, các dân tộc và các chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế không phải vì mục tiêu toàn cầu hoá, mà trước hết là tìm kiếm trong đó những lợi ích cho chính mình. Họ đều có ý định, hành động để thay đổi, tác động tới quá trình này theo hướng có lợi cho mình. Những lợi ích đó lại rất khác nhau, phức tạp đan xen và đầy mâu thuẫn, mức độ lợi thiệt của mỗi chủ thể trước hết phụ thuộc vào thế, lực và cách thức tham gia của từng chủ thể đó. Vì thế xu hướng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà thông qua quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau giữa các nước, trong sự mâu thuẫn, sung đột giữa toàn cầu và liên khu vực giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch.

    Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành là chủ thể của hội nhập kinh tế với thế giới, sức mạnh về kinh tế của mỗi quốc gia quyết định bởi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với kiến thức cơ bản học tập ở trường và thực tiễn khách quan thực tập tại VINACAFEI - Hà Nội em chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam “.
    Nội dung đề tài
    Chương I : Cơ sở lý luận chung về việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường .
    Chương II : Thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà fê Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới .
    Trong quá trình tiến hành bản luận văn này em đã nhận được sự động viên, tham gia, đóng góp ý kiến của các cô chú ở VINA CAFEI - Hà Nội, cùng các bạn bè và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa, là người hướng dẫn trực tiếp em. Qua đây em xin trân trọng gửi lời cảm ơn, trân thành đến tất cả mọi người đã có những đóng góp thiết thực và to lớn trong việc hoàn thành bản luận văn này.
    Do năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn có hạn, bản luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em mong được sự chỉ dẫn góp ý và thông cảm.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TRONG 3
    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

    I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
    1. Kinh tế thị trường là gì? 3
    2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường 3
    3. Quy luật cung cầu - quy luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường 7
    II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU VIỆT NAM. 12
    1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 12
    2. Cạnh tranh và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường . 14
    3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu. 17
    4. Động lực của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. 18
    5. Các công cụ và thủ đoạn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. 20
    III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 25
    1. Lợi thế so sánh 25
    2. Năng xuất 26
    3. Các cơ sở kinh tế vĩ mô. 26
    4. Họat động và chiến lược của công ty 28
    5. Môi trường kinh doanh 31
    6. Tổ chức hệ thống, bản sắc và tài sản vô hình của công ty. 38
    CHƯƠNG II 40
    THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAFE CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 40
    I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA VINACAFE ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 40
    1. Khái quát chung về VINACAFE 40
    2. Một số đặc điểm ảnh hưởng tới xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của cafe Việt Nam 45
    II. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA VINACAFE. 52
    1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch thu mua sản xuất xuất khẩu VINACAFE 52
    2. Công tác tổ chức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của VINACAFE 54
    III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ FÊ TRONG THỜI GIAN QUA 73
    1. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng café xuất khẩu 73
    2. Thành tựu đạt được 74
    3. Những mặt tồn tại 75
    CHƯƠNG III 78
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CA FE XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 78
    I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 78
    1. Những quan niệm cơ bản 78
    2. Phương hướng và mục tiêu phát triển cà phê xuất khẩu 80
    2. Mục tiêu 81
    3. Lộ trình giảm thuế quan nhập khẩu của Việt Nam theo CEPT cho AFTA 82
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÀ FÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 85
    1. Về phía nhà nước 85
    2. Về phía ngành 95
    KẾT LUẬN 115
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    MỤC LỤC 117
     
Đang tải...