Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xây dựng số 6 Thăng Long

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục Chương I. Lý luận chung về vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp . 1 1.1. Vốn kinh doanh và các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1 1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1 1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp . 4 1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh 6 1.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.2.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh được chia thành 9 1.2.2. Căn cứ vào phạm vi 10 1.2.3. Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn 10 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 14 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động 14 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 15 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 17 1.5. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 18 Chương 2: Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xây dựng số 6 Thăng Long 24 2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 6 Thăng Long . 24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.2. Đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 25 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng số 6 Thăng Long 26 2.1.4. Tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của công ty . 29 2.2. Tình hình và kết quả hoạt động của công ty xây dựng số 6 Thăng Long 31 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm vừa qua 31 2.2.2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33 2.3. Thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại công ty xây dựng số 6 Thăng Long 36 2.3.1. Tình hình tổ chức và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty xây dựng số 6 Thăng Long . 36 2.3.2. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty 39 3.2.3. Tình hình tổ chức và sử dụng vốn cố định . 45 2.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 50 2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty xây dựng số 6 Thăng Long 51 Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xây dựng số 6 Thăng Long 54 3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 54 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xây dựng số 6 Thăng Long
    CHƯƠNG I :​ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.​ 1.1. Vốn kinh doanh và các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.Vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần phải có một lượng vốn nhất định ban đầu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường muốn kinh doanh phải sản xuất được những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có ích cho xã hội, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng phải có một lượng tiền tệ nhất định đảm bảo mua sắm nhà xưởng, máy móc thiết bị, các yếu tố phục vụ sản xuất. Và sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh , vốn được thu hồi kèm thưo một khoản lợi nhuận đê doanh nghiệp có thể thực hiện tía đầu tư mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Như vậy không phải bất kỳ một lượng tiền tệ nào cũng được coi là vốn kinh doanh. Lượng tiền tệ muốn được coi là VKD phải thoả mãn các điều kiện sau. Một là, tiền phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định hay tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực. Hai là, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh. Ba là, khi đã có đủ một lượng tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Từ những lý luận trên ta có thể định nghĩa khái quát : VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp thì nguồn gốc hình thành và chủ sở hữu của VKD cũng khác nhau. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước VKD chủ yếu là do Nhà nước cấp và tổ chứcquản lý. Trong doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH thì VKD được hình thành từ nhiều nguồn : Có thể do cá nhân bỏ ra, nhiều người đóng góp hay huy động từ các khoản vay tín dụng. Tuy nhiên, xét trên bất kỳ góc độ nào VKD đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau mỗi quá trình, số vốn này chuyển dịch vào sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Đến khi sản phẩm được tiêu thụ thì hình thái vật chất của vốn lại được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu để chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách liên tục tuần hoàn qua ba giai đoạn: Lưu thông, sản xuất, lưu thông. Do đó VKD của doanh nghiệp cũng vận động không ngừng tạo nên sự tuần hoàn và chu chuyển vốn.
    Sự vận động của VKD được thể hiện qua sơ đồ sau : [​IMG] TLSX [​IMG] T – H sản xuất H’- T’ SLĐ Sơ đồ trên cho ta thấy sự vận động của vốn bắt đầu từ hình thái tiền tệ (T) sang hình thái hàng hoá (H) cụ thể là dưới dạng các tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ). Qua quá trình sản xuất , giá trị TLSX và SLĐ được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá. Khi đó vốn được biểu hiện dưới hình thái hàng hoá(H’). Sau khi hàng hoá, sản phẩm được tiêu thụ VKD được thu hồi và trở về dưới hình thái tiền tệ (T’). Cứ như vậy, hết chu kỳ sản xuất kinh doanh này đến chu kỳ sản xuất kinh doanh khác, VKD của doanh nghiệp luôn vận động không ngừng và tồn tại dưới các hình thái khác nhau tuỳ theo từng khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, VKD không chỉ là điều kiện kiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn có vai trò quan quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có trong tay một lượng vốn lớn mới chie là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có biết quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn đó hay không. Để làm được điều đó trước hết doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các đặc trưng của VKD trong doanh nghiệp. Thứ nhất, vốn kinh doanh phải được đại diện cho một lượng tài sản nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tìa sản có thực cho dù đó là tài sản cố định hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ) hay tài sản cố định vô hình (bằng phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, phần mềm vi tinh, nhãn hiệu . ) ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã tạo ra những sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng cao, giảm chi phí, hạ giá thành snar phẩm và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Thứ hai, vốn phải được vận động sinh lời. Đặc trưng này xuất phát từ nguyên tắc : Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để thành vốn tiền phải vận động, sinh lời. Trong quá trình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn( hay chu kỳ sản xuất kinh doanh ) phải là giá trị – là tiền và phải lớn hơn khi xuất phát. Có như vậy thì đồng vốn bỏ ra mới được coi là sử dụng có hiệu quả và sinh lời. Thứ ba, vốn phải được tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Thực vậy, ứng với mỗi quy mô sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tích tụ ban đầu thích hợp tương đối lớn thì mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh . Nhưng số vốn đó không nằm yên mà chúng luôn biến đổi hình thái biểu hiện nên để đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo tình hình tài chính vững mạnh doanh nghiệp cần phải mở rộng quy mô vốn không những từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư mà còn từ các khoản vay, viện trợ . Do đó, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút vốn như kêu gọi góp vốn, hùn vốn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh
    Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. Mỗi một đồng vốn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều thuộc quyền sở hữu của một chủ sở hữu nhất định, được quản lý chặt chẽ tránh hiện tượng thất thoát , lãng phí vốn. Tuy nhiên, tuỳ vào từng hình thức đầu tư mà chủ sở hữu có thể là người sử dụng hoặc không. Thứ năm, trong nên kinh tế thị trường, vốn là loại hàng hoá đặc biệt. Sở dĩ như vậy vì vốn có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hoá khác. những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần vốn đến thị trường đó để vay. Để được sử dụng vốn, người vay phải trả khoản lãi nhất định. Ở đây không có sự di chuyển quyền sở hữu vốn mà chỉ có quyền sử dụng được chuyển nhựơng qua sự vay nợ. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Như vậy, khác với những hàng hoá thông thường quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn có thể gắn liền với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau. Thứ sáu, vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này có nghĩa là phải xét đến yếu tố thời gian của vốn. Vì trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng của giá cả, lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Chính vì vậy khi quyết định bỏ vốn đầu tư doanh nghiệp phải xem xét so sánh lợi ích do đầu tư mang lại với giá trị thời gian của vốn để vốn sản xuất kinh doanh thực sự sinh lời. Nhận thức đầy đủ những đặc trưng của vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đỗi với nhà quản trị. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD doanh nghiệp phải phát huy hết vai trò của nó, có như vậy việc đầu tư vốn của doanh nghiệp trong sản xuất mới thực sự đem lại hiệu quả cao. Để nhận thức đầy đủ hơn, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu những vai trò chủ yếu của VKD trong doanh nghiệp.
    1.1.2Vai trò của vốnkinh doanh trong doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...