Đồ Án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

    1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả SXKD
    1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh
    Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất.
    Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ tổ chức, quản lý SXKD và được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả SXKD là thước đo của sự tăng trưởng kinh tế và là chổ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu SXKD của doanh nghiệp ở từng thời kỳ.
    Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sỡ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở doanh nghiệp.
    Như vậy phân tích hoạt động SXKD là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của những quy luật khách quan, nhằm đem lại hiệu quả SXKD cao hơn để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao dời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.
    1.1.2. Bản chất của HĐKD
    Nhìn một cách toàn diện trên cả hai mặt định tính và định lượng của phạm trùhiệu quả kinh tế ta thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời riêng lẻ.
    Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng nổ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế; phản ánh trình độ năng lực quản lý SXKD và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị xã hội.
    Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế – xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, người ta có thể đạt được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả đạt được lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
    Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế cho thấy không có sự đồng nhất hiệu quả kinh tế với kết quả kinh tế. Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn luôn là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái được thu về, còn kết quả là yếu tố cần thiêùt để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện việc nó được tạo ra ở mức nào và với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó.
    1.1.3. Vai trò của HĐKD
    Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ có thể thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được, và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn góc các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
    Hoạt dông SXKD là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, ta có thể thấy vai trò của hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:

     Đối với doanh nghiệp.
    Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng, trình độ quản lý, trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có trong doanh nghiệp, đồng thời là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp chỉ tồn tại khi kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả của quá trình SXKD sẽ là điều kiện để đảm bảo tái sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hoá, giúp doanh ngiệp cũng cố đệoc vị trí và cải thiện được điều kiện làm việc của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp cho những chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp đó tất yếu sẽ đi đến phá sản. Trên thực tế, điều này đã xẩy ra đối với rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước.
     Đối với nền kinh tế xã hội.
    Khi doanh nghiệp hoạt động SXKD có hiệu quả, đạt được lợi nhuận kinh tế cao sẽ làm cho nền kinh tế phát triển, đồng thời góp phần vào xã hội ở những khía cạnh:
    - Làm tăng sản phẩm xã hội.
    - Tăng nguông thu cho ngân sách
    - Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, góp phần ổn định nền kinh tế.
    - Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HĐKD
    Quá hoạt động SXKD của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường, đồng thời các yếu tố này chịu sự tác động trực tiếp của quá trình tổ chức quản lý SXKD của doanh nghiệp cũng như các nhân tố chính trị, tư tưỏng, kinh tế kỹ thuật tâm lý và xã hội của thị trường thế giới và trong nước, của nghành, của địa phương và của các doanh nghiệp khác. Điều đó cho thấy hiệu quả SXKD của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố.
    1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên trong xí nghiệp
     Nhân tố về quy mô SXKD
    một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ cái gì và bao nhiêu thì trước hết phải nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu của thị trường ( nhu cầu có khả năng thanh toán ) và khả năng đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tạo ra doanh thu càng cao. Bởi vì nhu cầu có khả năng thanh toán lớn doanh nghiệp có khả năng tăng quy mô SXKD. Tăng quy mô SXKD doanh nghiệp sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường, bán được hàng và đạt được mức doanh thu cao. Cung của doanh nghiệp mà thấp hơn cầu của thị trường thì sản lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ sẽ thấp hơn, do đó doanh thu thấp. Điều đáng lưu ý ở đây là các nhà sản xuất kinh doanh luôn muốn bán được khối lượng hàng háo lớn và do đó họ sẽ định ra mức giá bán hợp lý, tại mức giá mà người mua và người bán chấp nhận được để có lợi cho cả hai bên. Quan hệ cung cầu về hàng hoá dịch vụ thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nói rằng việc quyết định tối ưu về quy mô sản xuất kinh doanh chính là quyết định điều kiện tối ưu về hiệu quả cua doanh nghiệp.
     Nhân tố về tổ chức SXKD
    Sau khi đã lựa chọn lĩnh vực, quy mô hoạt động SXKD ( chũng loại, số lượng và chất lượng ). Các doanh nghiệp sẽ quyết định tổ chức kinh doanh nó như thế nào. Các doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào: lao động, vật tư thiết bị công nghệ và chất lượng với giá mua thấp nhất. Các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Do đó việc chuẩn bị đầu vào hết sức quan trọng, quyết định để tăng hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo là doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức thích hợp, kết hợp tối ưu các yếu tố trong quá trình SXKD và tiêu thụ hàng hoá. Đây phải là một quá trình được tổ chức một cách khoa học để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
     Nhân tố về tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp .
    Tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vi mô là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình quản lý vi mô bao gồm các khâu cơ bản: định hướng phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh và các phương án SXKD, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá các hoạt động kinh tế. Làm tốt các khâu của quá trình quản lý vi mô sẽ làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, giảm chi phí quản lý. Đó là điều kiện quan trong để tăng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
    Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố hữu hình mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vô hình, đó là uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Đây được coi là tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là một yếu tố quan trọng vì nếu doanh nghiệp có được uy tín trên thị trường thì sản lượng hàng hoá mà doanh nghiệp tiêu thụ lớn, doanh thu tăng. Bởi vậy doanh nghiệp cần giữ gìn uy tín của mình trên thị trường, có thể thông qua chất lương sản phẩm, thái độ phục vụ, phương thức thanh toán, quảng cáo tiếp thị.
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài xí nghiệp
    Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trưc tiếp đến doanh nghiệp đó là nhà nước, nhà nước là người định hướng, kiểm soát và điều tiết các hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thông qua các chính sách kinh tế. Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý và môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động và hướng các hoạt động kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ thể hiện sự định hướng của nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế.
    - Với chính sách đòn bẩy : Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp SXKD vào những nghành nghề, lĩnh vực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Bởi vậy, các chính sách của nhà nước như chính sách thuế, chính sách lãi suất tiền tệ, chính sách giá cả tác động trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
    - Chính sách thuế : Thuế là một phần chi phí trong doanh nghiệp, vì vậy chính sách thuế, mức thuế suất cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Chính sách lãi suất : Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thông thường để hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài vốn chủ sỡ hữu thì các doanh nghiệp phải vay vốn và điều tất nhiên là phải trải lợi tức cho các khoản vốn vay, đó là chi phí vốn vay. Với lợi tức vay vốn, doanh nghiệp phải gánh thêm một khoản chi phí, do đó lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng và như vậy chi phí cho hoạt động sản xuất tăng làm cho giá thành cũng tăng theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...