Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
    GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài: . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
    4. Phương pháp nghiên cứu: . 2
    5. Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước đó: . 2
    6. Đóng góp của đề tài: . 3
    7. Kết cấu của luận văn: . 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
    HẢI QUAN ĐỐI VỚI THUẾ NHẬP KHẨU . 4
    1.1. Thuế nhập khẩu: . 4
    1.1.1. Khái niệm: 4
    1.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu: 5
    1.1.3. Vai trò thuế nhập khẩu: 6
    1.1.3.1. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu: 7
    1.1.3.2. Huy động nguồnthu cho Ngân sách Nhà nước: 7
    1.1.3.3. Th ực hiện chính sách quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế: 7
    1.1.3.4. Bảo hộ sản xuất trong nước: 8
    1.1.3.5. Thực hiện các chính sách đối ngoại: . 8
    1.1.4. Phân loại thuế nhập khẩu: . 9
    1.1.5. Các yếu tố cơ bản của thuế nhập khẩu: 10
    1.1.5.1. Thuế suất và biểu thuế nhập khẩu: . 10
    1.1.5.2. Trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu: 10
    1.1.6. Công cụ phi thuế quan -một công cụ hỗ trợ chính sách thuế nhập khẩu: . 11
    1.1.6.1. Khái niệm: 11
    1.1.6.2. Bản chất: 11
    1.1.6.3. Các loại công cụ phi thuế quan: . 11
    1.1.6.4. Mối quan hệ giữa thuế nhập khẩu và công cụ phi thuế quan trong hội
    nhập kinh tế quốc tế: . 12
    1.2. Quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế nhập khẩu: 12
    1.2.1. Khái niệm: 13
    1.2.2. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý thuế nhập khẩu của cơ
    quan Hải quan: . 13
    1.2.3. Nội dung quản lý thuế: . 14
    1.2.3.1. Quản lý khai thuế: . 14
    1.2.3.2. Quản lý nộp thuế: . 20
    1.2.3.3.Miễn,xét mi ễn thu ế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế: . 21
    1.2.3.4. Kiểm tra sau thông quan đối với thuế nhập khẩu: . 21
    1.2.3.5. Thanh tra thuế nhập khẩu: . 21
    1.2.3.6. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu: 22
    1.2.3.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu: 22
    1.2.3.8. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm mục đích trốn thuế
    nhập khẩu . 22
    1.2.4. Chính sách thuế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay: 22
    1.2.4.1. Cam kết ràng buộc trong hiệp định thương mại Việt Nam-HoaKỳ
    (BTA) 23
    1.2.4.2. Cam kết ràng buộc trong AFTA: 23
    1.2.4.3. Cam kết cắt giảm thu ế nhập khẩu trong APEC: 23
    1.2.4.4. Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc: 24
    1.2.4.5. Cam kết về thuế khi gia nhập WTO: . 24
    1.3. Sự cần thiết phải quản lý thuế nhập khẩu và kinh nghiệm quản lý thuế của các
    nước trên thế giới. 25
    1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý thuế nhập khẩu: . 25
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của các nước trên thế giới và bài học kinh
    nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu: . 26
    1.3.2.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản trong quản lý trị giá hải quan
    hàng nhập khẩu: . 27
    1.3.2.2. Kinh nghiệm của Hải quan Ma-rốc về ứng dụng tin học trong công tác
    quản lý thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư: . 29
    1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản
    lý thuế nhập khẩu 30
    CHƯƠNG2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI
    CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNHGIAI ĐOẠN 2005 -2011 . 32
    2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh: . 32
    2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh: 36
    2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh: 39
    2.3.1. Quản lý khai thuế: 39
    2.3.2. Quản lý nộp thuế: . 41
    2.3.2.1. Quản lý nộp thuế: 41
    2.3.2.2. Quản lý theo dõi nợ: . 43
    2.3.2.3. Quản lý cưỡng chế thuế: 46
    2. 3.3. Công tác miễn thuế, không thu thuế, hoàn thuế: . 48
    2.3.4. Kiểm tra sau thông quan đối với thuế nhập khẩu: 50
    2.3.5. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu: 51
    2.3.6. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm pháp luật
    về thuế nhập khẩu: . 51
    2.4. Các hình thức gian lận trong kê khai thuế nhập khẩu: 53
    2.5. Những kết quả đạt được, tồn tại trong công tác quản lý thuế nhập khẩu và
    nguyên nhân: 57
    2.5.1. Những kết quả đạt được: . 57
    -Công tác quản lý khai thuế được thực hiện tốt: . 57
    -Công tác phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
    giới đạt kết quả tốt: . 59
    -Kết quả thu thuế tăng trưởng tốt: 60
    2.5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: 61
    - Một số văn bản pháp quy liên quan công tác quản lý thuế nhập khẩu còn
    nhiều bất cập: . 61
    -Tình hình nợ đọng thuế, phạt chậm nộp thuế còn phức tạp, dây dưa kéodài:
    63
    -Công tác cưỡng chế thu thuế đạt hiệu quả thấp: . 64
    -Các hành vi gian gian lận thương mại chưa được kiểm soát hiệu quả: 65
    -Hoạt động kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế chưa đạt hiệu quả cao:
    66
    -Hệ thống cơ sở vật chất: 66
    - Công tác cải cách và hiện đại hóa Hải quan: 67
    -Công tác phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập: 68
    -Sự phốikết hợp giữaCục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh v à cáccơ quan, ban
    ngành liên quan chưa thực sự tốt: 69
    CHƯƠNG3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 71
    QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH . 71
    3.1. Mục tiêu của quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế nhập khẩu: 71
    3.2.Cá c ki ến n ghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu
    tại Cục Hải quant ỉnh Hà Tĩnh 74
    3.2.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn
    thiện hệ thống văn bản pháp quy về thuế nhập khẩu: 74
    3.2.2. Nhóm giải pháp vềx â y d ự n g tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực,
    phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức Hải quan: 76
    3.2.2.1.Giải pháp đổi mới công tác tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực: 76
    3.2.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực: 77
    3.2.2.3.Giải pháp nâng cao năng lực đ ào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: 78
    3.2.2.4. Giải pháp tăng cường thực hiện liêm chính hải quan đối với đội ngũ
    công chức làm công tác quản lý thuế: . 79
    3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro,
    kiểm tra sau thông quan; kiểm tra xác định trị giá tính thuế (GATT): . 80
    3.2.3.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro,
    kiểm tra sau thông quan đối với hàng nhập khẩu: . 80
    3.2.3.2. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế đối
    với hàng nhập khẩu: . 81
    3.2.4. Nhóm giải pháp về chống gian lận thương mại, tăng cường kiểm tra, kiểm
    soát chống buôn lậu qua biên giới: 83
    3.2.5. Nhóm giải pháp về tăng cường và hiện đại hoá cơ sở vật chất của ngành
    Hải quan: 84
    3.2.6. Các giải pháp khác: . 85
    3.2.6.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế
    nhập khẩu: 85
    3.2.6.2. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan trong
    công tác quản lý thuế nhập khẩu: 86
    KẾT LUẬN . 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọnđề tài:
    Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu
    thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá và
    hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia đang phát
    triển, nhưng cũng đặt mỗi nước phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó vấn đề
    xoá bỏ hàng rào thuế quan nhằm thực hiện tự do hoá thương mại toàn cầu đang là một
    thách thức to lớn. Việc cắt giảm thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến tính hệ thống của
    chính sách thuế nói chung mà điều quan trọng hơn, tác động đến chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và sự thay đổi của chính sách kinh tế xã hội của đất nước.
    Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và thực
    hiện các cam kết với các nước, khu vực với yêu cầu từng bước phải cắt giảm thuế quan
    thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một khó khăn
    trong công tác thu của ngành Hải quan Việt Nam với thực tế là thuế nhập khẩu hàng
    hóa luôn bị giảm mạnh theo các cam kết trong hội nhập. Bên cạnh đó, chính sách thuế
    đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu và công tác quản lý thuế nhập khẩu vẫn còn
    nhiều bất cập như: các văn bản pháp quy về thuế nhập khẩu thay đổi thường xuyên,
    tình trạng gian lận thuế vẫn còn xảy ra khá phố biến, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ nộp
    thuế vẫn còn nhiều trong lúc nhà nước chưa có biện pháp nào tỏ ra thực sự hiệu quả để
    giải quyết vấn các đề này .Điều đó đã làm hạn chế tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
    phát triển quan hệkinh tế đối ngoại, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước.
    Vì thế, công tác quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được
    điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng thể hiện được vai
    trò bảo hộ sản xuấttrong nước, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Quản lý thuế
    cần phải được hiện đại hóa ngày càng toàn diện về phương pháp quản lý, thủ tục hành
    chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học
    Với thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
    trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả đạt được từ công tác quản lý
    thuế nhập khẩu chưa cao. Tình trạng lợi dụng chính sách quản lý thuế nhập khẩu của
    các đối tượng nộp thuế để gian lận thương mại, trốn thuế vẫn thường xuyên xảy ra
    như: cố tình khai sai mã số hàng hóa để được áp mức thuế suất thấp hơn, khai thấp giá
    2
    trị thực tế hàng hóa, khai sai số lượng, chủng loại nhằm làm giảm số tiền thuế phải
    nộp dẫn đến gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
    Xuất phát từ những lý do đó, việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
    quản lý thuế nhập khẩu, đánh giá tình hình qu ản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan
    tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay từ đó đề ra giải pháp đồng bộ, mang tính chiến
    lược cho hoạt động quản lý thuế nhập khẩu đang là một đòi hỏi cấp thiết. Do đó, việc
    chọn đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý thuế nhập khẩu tại Cục
    Hải quan tỉnh Hà Tĩnhvừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa thời sự trong giai
    đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    -Hệ thống hóa lý luận về thuế nhập khẩu và quản lý Nhà nước về hải quan đối
    với thuế nhập khẩu.
    -Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà
    Tĩnh trong giai đoạn 2005 -2011, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại trong công tác quản
    lý thuế nhập khẩu và nguyên nhân.
    -Xây dựng mục tiêu của công tác quản lý thuế nhập khẩu và đề xuất các giải
    pháp nhằm đạt được mục tiêu trên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
    Hà Tĩnh.
    Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà
    Tĩnh trong giai đoạn 2005 -2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    -Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các website, số liệu
    thống kê của cơ quan quản lý, sách, tạp chí để phân tích thực trạng công tác quản lý
    thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005 –2011, từ đó rút
    ra những hạn chế trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.
    - Luận văn sử dụng phương pháp Khung phân tích để đề xuất các giải pháp
    nhằm đạt được mục tiêu trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.
    5. Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước đó:
    Liên quan đến vấn đề quản lý thuế nhập khẩu đã có tác giả Phan Thị Kiều Lêđề
    cập trong đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP.Hồ
    3
    Chí Minh” (Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2009). Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứutác giả
    chỉ đề cập vấn đề trên phương diện chung của công tác quản lý thuế nhập khẩu mà
    chưa đi sâuphân tích nguyên nhân tác động đến công tác quản lý thuế.
    Trong đề tài nghiên cứu này, luận văn muốn đi sâu nghiên cứu, đánh giá cơ sở
    lý luận chung và thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà
    Tĩnh từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế trong công tác qu ản lý thuế nhập khẩu để đề
    xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu.
    6. Đóng góp của đề tài:
    Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thuế, quản lý
    thuế, vai trò của thuế trong tiến trình hội nhập .Ngoài ra, trong phần đề xuất, luận
    văn cũng đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ chống nợ đọng thuế. Chống nợ đọng thuế
    hiện là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề của ngành Hải quan và Hải quan Hà
    Tĩnh, trong đó tác giả đề nghị xem xét bỏ quy định ân hạn thuế đã qui định trong luật,
    chỉ áp dụng thời gian ân hạn thuế đối với một số trường hợp, đây cũng là một yếu tố
    góp phần đáng kể giảm nợ đọng thuế.
    Về ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao công tác quản lý thuế nhập khẩu nhằm góp phần
    đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, phát huy vai trò bảo hộ sản xuất trong
    nước và thực hiện tốt các cam kết trong hội nhập, góp phần thực hiện tốt các chính
    sách đối ngoại của đất nước trong từng thời kỳ.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận
    văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan thuế nhập khẩu và quản lý Nhà nước về hải quan đối với
    thuế nhập khẩu
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
    Hà Tĩnh giai đoạn 2005 -2011.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại
    Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
    4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI THUẾ NHẬP KHẨU
    1.1. Thuế nhập khẩ u:
    1.1.1. Khái niệm:
    Trong cấu trúc hệ thống thuế của một quốc gia thì thuế nhập khẩu có vai trò
    quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
    nước hàng năm mà quan trọng hơn, nó là công cụ hữu hiệu để nhà nước kiểm soát
    hoạt động nhập khẩu hàng hóa vớinước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước và thực
    hiện các mục tiêu đối ngoại trong từng thời kỳ. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với
    một số sắc thuế nội địa nhưng thuế nhập khẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai
    trò, tác dụng to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò kiểm
    soát hàng hoá nhập khẩu bên ngoài và bảo bộ sản xuất trong nước. Ngày nay, cho
    dù xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến thuế nhập
    khẩu theo hướng hạn chế vai trò của loại thuế này ở mỗi quốc gia song về cơ bản,
    thuế nhập khẩu vẫn là giải pháp quản lý vĩ mô có hiệu quả đối với nền kinh tế trong
    nước. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế nhập khẩu, tuỳ thuộc vào từng góc độ
    tiếp cận.
    Cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có mộtkhái niệm
    đồng nhất về thuế nhập khẩu.
    Theo một số tài liệu của các nước,thuế nhập khẩu thường có tên gọi chung là
    thuế quan (customs duty). Đây là một loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng
    hóa nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo hộ
    sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng
    hóa giữa các quốc gia.
    Theo Từ điển Luật học: “Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các
    loại hàng hóa nhập khẩu qua biên giới” [15].
    Theo Từ điển Kinh tế học (Anh-Việt) giải thích: “Thuế nhập khẩu (import duty)
    là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử
    dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước với sự
    cạnh tranh của nước ngoài” [15].
    Các khái niệm nêu trên đều chưa thật sự đầy đủ. Khái niệm nêu tại Từ điển Luật
    học chưa nêu được các đặc điểm, vai trò và chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, chỉ

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Sách, tài liệu:
    1. Hoàng Anh (2006), Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nxb Lao động,
    Hà Nội.
    2. Thúy Bắc (2005), Các Quy Định Pháp Luật Về Thuế, Phí Và Lệ Phí,Nxb
    Thống Kê.
    3. Phan Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Cường (2008), Giáo trình thuế, NxbLao
    động, TP.HCM
    4. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Chính Sách
    Thương MạiQuốc Tế,Nxb lao Động-Xã hội.
    5. Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục
    hải quan TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
    6. Quý Long-Kim Thư (2011), Tìm hiểu những điều kiện thương mại quốc tế -Incoterms 2010, Nxb Lao Động.
    7. Luc De Wulf và Jose B.Sokol (2005), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Nxb Lý
    luận chính trị.
    8. Đinh Vũ Phong (2003), Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế Nhập
    khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường
    Đại học Kinh tế TP.HCM
    9. Phạm Tiến Thành (2008), Hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước về Hải
    quan đối với thuế xuất nhập khẩu ở Hải quan Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO
    (trường hợp Cục Hải quan Hà Tĩnh), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
    quốc dân.
    10. Nguyễn Ngọc Túc, Vũ Hồng Loan, Trần Đức Cường, Nguyễn Đức Nhuệ,
    Võ Kim Cương, Lê Trung Dũng, Nguyễn Hữu Tâm, Đỗ Thị Ngọc Quang, Nguyễn
    Ngọc Hiếu, Mai Vĩnh Qúy (2005),60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005), Nxb
    Công an nhân dân, Hà Nội.
    11. Hệ thống các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế (2010),NxbThanh
    niên.
    90
    12. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT,
    thu ế TTĐB đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải
    quan ( 2010), Nxb Tài chính, Hà Nội.
    13.Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia,
    Hà Nội.
    14. Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn (2007), Nxb Tài Chính, Hà
    Nội.
    15. Thuế Hải quan (2012),Nxb Tài chính,Hà Nội
    16. Tổng cục Hải quan (2010), Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới
    liên quan đến công tác Hải quan, Tài liệu tập huấn.
    17. Tổng cục Hải quan (2004), Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải
    quan,Tài liệu tập huấn.
    II. Internet:
    http://www.mof.gov.vn
    http://www.dangcongsan.vn
    http://www.customs.gov.vn
    http://www.mot.gov.vn
    http://www.htcustoms.gov.vn
    http://www.dpi.hatinh.gov.vn
    http://www.thuvienhatinh.org
    http://www.wto.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...