Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC HÌNH VE
    PHẦN MỞ ĐẦU . .1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG . .3
    1.1 Tín dụng ngân hàng và ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng . .3
    1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng . 3
    1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng . .4
    1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng - Nguyên nhân và hậu quả . .5
    1.2.1 Khái niệm chung về rủi ro . .5
    1.2.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng . .5
    1.2.3 Nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng ngân hàng . .6
    1.2.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng . .8
    1.2.5 Nợ xấu và các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng . 9
    1.2.5.1 Khái niệm nợ xấu . 9
    1.2.5.2 Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng . .11
    1.3 Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng . .12
    1.3.1 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng . .12
    1.3.2 Những nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng . .14
    1.3.2.1 Xác định hạn mức rủi ro tín dụng . .14
    1.3.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng . .15
    1.3.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng . .16
    1.3.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng . .18
    1.3.2.5 Quản lý chương trình . 18
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
    NAM . . 20
    2.1 Giới thiệu về hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 20
    2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . .20
    2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển . .21
    2.1.3 Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2005 . .22
    2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNTVN giai đoạn 2001-2005 . .24
    2.2.1 Tình hình cho vay và dư nợ . .24
    2.2.2 Tình hình nợ xấu . .28
    2.2.3 Phân tích nguyên nhân nợ xấu . .30
    2.3 Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN . 37
    2.3.1 Bộ máy tổ chức . 37
    2.3.2 Các công cụ QLRRTD đã triển khai thực hiện . .40




    - 3 -
    2.3.3 Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng tại NHNTVN . .41
    2.3.4 Quy trình thực hiện QLRRTD của NHNTVN . .42
    2.3.4.1 Đánh giá rủi ro tín dụng . .42
    2.3.4.2 Kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tuân thủ quy trình tín dụng . .51
    2.3.4.3 Tăng cường các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu . 52
    2.4 Đánh giá công tác QLRRTD của NHNTVN trong thời gian qua . .53
    2.4.1 Những mặt làm được . .53
    2.4.2 Những hạn chế . .54
    2.4.3 Những bài học kinh nghiệm . 57
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNTVN . .59
    3.1 Định hướng phát triển tín dụng của NHNTVN . 59
    3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển tín dụng . .59
    3.1.2 Đối tượng khách hàng và sản phẩm . .59
    3.1.3 Chỉ tiêu tín dụng . .60
    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN . .61
    3.2.1 Hoàn thiện các công cụ QLRRTD hiện đại theo chuận mực quốc tế . 61
    3.2.2 Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định về cho vay . 66
    3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng . .66
    3.2.2.2 Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay . .68
    3.2.3 Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đề bạt hợp lý .
    nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng . .70
    3.2.4 Nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN . 71
    3.2.5 Tăng cường các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng . .71
    3.3 Một số kiến nghị . .73
    3.3.1 Kiến nghị với NHNN . .73
    3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các ban, ngành có liên quan . .74
    3.3.2.1 Giải tỏa những vướng mắc khi công chứng thế chấp TSBĐ
    và đăng ký giao dịch bảo đảm . .74
    3.3.2.2 Đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm . .77
    3.3.2.3 Các kiến nghị khác . 78
    KẾT LUẬN .80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3

    ?PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn
    nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín
    dụng Trong tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm
    tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên những
    tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín ngân hàng,
    làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống ngân hàng. Do tính
    chất lây lan của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng
    hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế- xã hội.
    Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời
    gian qua cho thấy: Hiệu quả của hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín
    dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi còn ở mức cao so với
    khu vực và thế giới, xu hướng phát triển không bền vững.
    Theo lộ trình hội nhập quốc tế, về cơ bản đến năm 2010 Việt Nam sẽ thực
    hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, các Ngân hàng trong nước
    sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong một môi trường kinh
    doanh toàn cầu biến động khó lường. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi
    ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    đang là vấn đề bức xúc cả trên mặt lý luận và thực tiễn.
    Là một người đang làm công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Ngoại
    thương Việt Nam, với mong muốn đóng góp cho Ngân hàng Ngoại thương Việt
    Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao
    hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” làm
    luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành Quản trị kinh doanh.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    - Hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
    ngân hàng và những yêu cầu mới đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
    tình hình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học đã
    học và tổng kết tình hình hoạt động thực tiễn.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi
    ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, những kết quả đạt được và
    những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
    - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi
    ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát
    triển bền vững của hoạt động tín dụng của ngân hàng trong tình hình hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương
    Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 trong mối tương quan với hoạt động của các
    ngân hàng thương mại khác trên lãnh thổ Việt Nam.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp:
    thống kê, so sánh, phân tích, khái quát nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp thu nhập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ
    các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, từ các cơ
    quan thống kê, báo, đài và được xử lý trên máy tính.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:




    - 9 -
    - Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp
    khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHNTVN trên cơ sở
    nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá toàn diện và có hệ thống.
    - Đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
    của NHNTVN. Một số giải pháp hiện đang được triển khai tại NHNTVN và
    bước đầu đã đem lại kết quả rất khả quan.









     

    Các file đính kèm:

Đang tải...