Chuyên Đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hàng không Quốc gia Việt N

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 17/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
    Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và xu thế quốc tế (QT) hoá đời sống kinh tế ngàycàng phát triển đã kéo theo xu thế toàn cầu hoá vận tải hàng không (HK) phát triển theo điều này có thể khẳng định vận tải HK, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế (HKQT) là một mắt xích quan trọng của vận tải toàn cầu, và sự phát triển của nó chịu sự tác động mạnh của quá trình toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại. Hệ thống vận tải HK toàn cầu đã tạo ra sự kết dính liên hoàn giữa các hãng HK từ nhỏ đến lớn, và sự phát triển của hãng HK này có liên quan đến sự phát triển của hãng HK khác, đặc biệt là những hãng HK có quan hệ hợp tác QT. Mặt khác, VNA là hãng HK còn non trẻ, thực tiễn và kinh nghiệm kinh doanh của VNA còn khá thấp, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm của các hãng HKQT để rút rabài học ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của VNA. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong vận tải HK của VNA trên thương trường HKQT là rất cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu. Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải HK của hãng HK quốc gia Việt Nam (VN) trên thương trường HKQT trong điều kiện tiềm lực tài chính, năng lực và kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả kinh doanh trong vận tải HK đặc biệt trong kinh doanh vận tải HKQT. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu tình hình kinh doanh của hãng HK Quốc gia Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1994 ( 2004. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm đổi mới của Đảng, đặt VNA trong môi trường HK mở với sự ràng buộc chặt chẽ giữa các hãng HK với nhau, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp phân tích, so sánh để nghiên cứu đối tượng của luận án. Nhờ đó có được các giải pháp có khả năng giải quyết được những vấn đề nghiên cứu đặt ra. 5. Những đóng góp của luận văn. - Làm rõ tầm quan trọng của vận tải HK và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình hội nhập của Việt Nam. Đặc biệt đề tài làm rõ cơ sở khoa học của hiệu quả trong kinh doanh vận tải HK, chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả trong kinh doanh vận tải HK, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong kinh doanh vận tải HK. - Phân tích thực trạng kinh doanh vận tải HK của VNA từ khi tham gia trong nền kinh tế thị trường, chỉ ra được những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần giải quyết. Đặc biệt đánh giá được hiệu quả kinh doanh của VNA và rút ra được những kết luận quan trọng để xác định các vấn đề cần nghiên cứu các giải pháp. - Vận dụng hợp lý kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của VNA nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNA trên thương trường. 6. Tên, nội dung và bố cục của luận văn. Tên luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1: Khái quát về hãng hàng không Quốc gia Việt Nam

    Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của hãng HKQG Việt Nam.

    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.

    Mục lục

    Lời mở đầu
    Chương 1: Khái quát về hãng hàng không quốc gia Việt Nam
    1.1. Đặc điểm và vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân.
    1.1.1. Đặc điểm của vận tải hàng không.
    1.1.2. Những đặc tính kinh tế của sản phẩm dịch vụ hàng không.
    1.1.3. Vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân.
    1.2 . Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - sự hình thành và quá trình phát triển
    1.3.Cơ cấu tổ chức của hãng hàng không Việt Nam
    1.4. Quan điểm phát triển của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
    1.4.1. Dự báo thị trường vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2010
    1.4.2. Mục tiêu định huớng phát triển của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
    1.4.3. Chiến lược phát triển của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

    Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của hãng hàng không Việt Nam
    2.1. Đối tượng và tác dụng của phân tích hoạt động kinh doanh.
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh.
    2.1.2. Tác dụng của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
    2.2. Nội dung phân tích kinh doanh
    2.3.Phân tích doanh thu của hãng hàng không Việt Nam và đánh giá mức độ tăng trưởng của hãng (trong 10 năm qua)
    2.4.Những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
    2.4.1. Phải cạnh tranh với các hàng không khác mạnh hơn.
    2.4.2. Đối mặt với tình trạng chiến tranh và dịch bệnh trong khu vực.
    2.4.3. Mạng đường bay còn đơn giản.
    2.4.4. Khó có thể chiếm lĩnh thị trường trong khi tiềm lực còn hạn chế.
    2.4.5. Phải cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển.
    2.4.6. Giảm dần sự hậu thuẫn của Nhà nước.
    2.4.7. Chính sách vĩ mô chưa phù hợp với quy luật kinh tế thị trường.
    2.5.Phân tích các yếu tố "đầu ra"
    2.5.1. Xét về cơ cấu thị trường
    2.5.2. Xét về cơ cấu nguồn khách.
    2.6.Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả
    2.6.1. Khái niệm về hiệu quả trong kinh doanh vận tải hàng không.
    2.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận tải hàng không.
    2.6.2.1. Năng suất lao động bình quân
    2.6.2.2. Năng lực rút ngắn thời gian của nhân viên phục vụ trực tiếp.
    2.6.2.3. Doanh thu bình quân 1 hành khách vận chuyển hay 1kg hàng hoá vận tải.
    2.6.2.4. Doanh thu bình quân 1 hành khách/km hay 1tấn hàng hoá/km
    2.6.2.5. Lợi nhuận.
    2.6.2.6. Điều kiện đảm bảo hiệu quả của tỷ giá hối đoái.
    2.6.2.7. Suất hao phí vốn.
    2.6.2.8. Thời hạn hoàn vốn.
    2.6.2.9. Đóng góp cho hiệu quả kinh tế xã hội.
    2.6.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong vận tải hàng không.
    2.7. Kết luận phân tích
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
    3.1 Một số giải pháp tối ưu hoá doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNA.
    3.1.1. Khắc phục tình trạng cắt khách và từ chối chuyên chở.
    3.1.2. Khắc phục tình trạng chậm huỷ chuyến.
    3.1.3. Khắc phục tình trạng mất cân bằng hệ số sử dụng ghế giữa các chuyến bay trên cùng một chặng bay vào mùa cao điểm.
    3.1.4. Khắc phục tình trạng hệ số sử dụng ghế thấp vào mùa cao điểm.
    3.1.5 Tổ chức lại việc phục vụ ăn uống cho hành khách đối với các chuyến bay tuyến ngắn.
    3.2. Một số đề suất kiến nghị.
    3.2.1. Đối với Chính phủ.
    3.2.2. Đối với Cục HKDD Việt Nam.
    3.2.3. Đối với Hãng HKQG Việt Nam.

    Phần kết luận

    Phần tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...