Chuyên Đề Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển kênh quảng cá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau hai mươi năm đổi mới Việt Nam đã dành được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thành tựu về kinh tế và hội nhập quốc tế.
    Việc nước ta chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006 đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Ngành dịch vụ truyền hình cũng mở ra những bước phát triển mới. Ngày nay, nhu cầu đời sống xã hội ngày càng được nâng cao vì vậy các dịch vụ cũng theo đó mà biến chuyển và đổi mới không ngừng. Thị trường nóng bỏng bởi sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp vì vậy quảng cáo trên truyền hình với những ưu điểm đã trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp.
    Tuy nhiên hiện nay, quảng cáo trên truyền hình đã qua thời kỳ đỉnh cao nhưng vẫn là một ngành đem lại doanh thu và lợi nhuận nhiều nhất trong lĩnh vực quảng cáo.
    Thực tế, chưa một kênh thông tin nào đạt được mức độ truyền thông tin nhanh, hiệu quả và lớn như truyền hình. Trước đây, đã có thời, doanh nghiệp có thể vươn tới 90%, thậm chí 95% thị trường mục tiêu của mình chỉ thông qua quảng cáo truyền hình. Ngày nay, tuy hiệu quả truyền thông không còn được như vậy bởi sự cạnh tranh và phân hoá các kênh truyền thông khác nhưng truyền hình vẫn là kênh chủ chốt giúp doanh nghiệp vươn nhanh và rộng lớn đến thị trường hơn bất kỳ kênh nào khác.
    Đặc biệt, truyền hình tại Việt Nam có một tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn tới công chúng bởi uy tín riêng có của nó. Với việc được thừa hưởng uy tín từ kênh truyền thông chính thống và duy nhất của quốc gia, truyền thông truyền hình trở thành chuẩn mực trong tâm lý và tiềm thức của người dân Việt Nam. Do đó, nó có vị trí, ý nghĩa hàng đầu trong hoạt động truyền thông, xây dựng thương hiệu của hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh và phát triển tại thị trường Việt Nam. Thông thường, trong một chiến dịch quảng cáo thì 60% đến 80% ngân sách được sử dụng cho quảng cáo trên truyền hình bởi đây là loại hình quảng cáo vẫn được ưa dùng nhất tại Việt Nam do tính phổ thông và linh hoạt. Theo nghiên cứu của Tập đoàn Cimigo trong năm 2009 - về thói quen xem quảng cáo tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tỉ lệ người xem chương trình quảng cáo chiếm khoảng 55% số lượng người xem truyền hình.




    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM – CEC 4

    1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
    1.2 Cơ cấu tổ chức 4
    1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 7
    1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ: 7
    1.3.2. Ngành nghề kinh doanh 7
    1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của CEC 9
    1.5. Đánh giá chung về doanh nghiệp 10
    1.5.1. Nguồn nhân lực 10
    1.5.2. Cơ sở vật chất và khoa học công nghệ 10
    1.5.3. Khả năng tài chính 11
    CHƯƠNG II: KÊNH QUẢNG CÁO AD CHANNEL TRÊN TRUYỀN HÌNH CEC 12
    2.1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh và thị trường để thành lập kênh quảng cáo Ad channel trên truyền hình 12
    2.2. Mục tiêu thành lập kênh Ad Channel 13
    2.3. Nội dung và cấu tạo chương trình 13
    2.3.1. Tên kênh: CEC Ad Channel 13
    2.3.2 Logo 13
    2.3.3 Sơ đồ kênh Ad Channel 15
    2.3.4. Nội dung kênh Ad Channel 16
    2.3.5. Lịch phát sóng 22
    2.4 Thiết bị kênh quảng cáo Ad Channel của CEC 23
    2.5. Nhận xét về kênh Ad Channel 27

    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KÊNH QUẢNG CÁO AD CHANNEL TRÊN TRUYỀN HÌNH CEC 28
    3.1 Hoạt động xây dựng và phát triển kênh quảng cáo Ad Channel 28
    3.1.1 Khách hàng mục tiêu 28
    3.1.2. Hoạt động đang triển khai 28
    3.2 Kết quả hoạt động của kênh đạt được 31
    3.2.1. Hiệu quả về xây dựng thương hiệu 31
    3.2.2. Hiệu quả kinh tế 31
    3.2.3 Hiệu quả xã hội 31
    3.3. Đánh giá hoạt động xây dựng và phát triển kênh quảng cáo Ad Channel 31
    3.3.1. Điểm mạnh 32
    3.3.2. Điểm yếu 32
    3.3.3. Cơ hội 33
    3.3.4 . Thách thức 33
    3.3.5. Nguyên nhân 34

    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KÊNH AD CHANNEL TRÊN TRUYỀN HÌNH CEC 36
    4.1. Chiến lược và kế hoạch xây dựng, phát triển kênh Ad Channel trong tương lai 36
    4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 36
    4.1.2 Kế hoạch hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu kênh Ad Channel trong tương lai 37
    4.2 Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu kênh Ad Channel 38
    4.2.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu CEC 38
    4.2.2 Đẩy mạnh quảng bá kênh Ad Channel 40
    4.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong toàn bộ hệ thống 41
    4.2.4. Phát triển mạnh thu hút, tìm kiếm doanh nghiệp muốn quảng cáo 41
    4.3 Giải pháp hỗ trợ 41
    4.3.1 Tập trung phát triển theo chiều sâu 41
    4.3.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 42
    4.3.3. Nâng cấp khoa học, công nghệ 42
    4.3.4 Hội nhập cùng sự phát triển, đổi mới của thế giới 42
    4.3.5. Thành lập hệ thống giao tiếp khách hàng 43
    4.4. Bài học của việc thành lập và quản lý kênh đối với doanh nghiệp đi sau 43
    KẾT LUẬN 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...