Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thố

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề
    Trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, tín dụng nhà nước nói chung
    và tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Tốc độ tăng
    trưởng và phát triển kinh tế đất nước phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thu hút và sử
    dụng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Bởi
    vậy, việc huy động, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho
    ĐTPT (đặc biệt là ở những nước đang phát triển) là điều cần thiết.
    Chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các dự án ĐTPT
    của các thành phần kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế
    lớn của Nhà nước có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vùng
    khó khăn cần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
    Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) là một tổ chức tài chính nhà nước được
    Chính phủ thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 để thực hiện
    nhiệm vụ huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín
    dụng ĐTPT, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (HTXK). Kể từ khi thành lập đến nay, vốn tín
    dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua hoạt động của Quỹ HTPT đã có những đóng góp
    nhất định trong việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát
    triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy
    xuất khẩu các mặt hàng chiến lược và có lợi thế, đồng thời góp phần đa dạng hóa
    các hình thức huy động vốn cho ĐTPT cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất
    nước.
    Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng
    ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Vì
    vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
    tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT là điều cần thiết, góp phần
    vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tôi lựa chọn đề tài: "Một số
    giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
    nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên
    ngành: Kinh tế các ngành sản xuất và dịch vụ.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    + Tập hợp một số vấn đề lý luận về tín dụng của Quỹ HTPT và hiệu quả của
    nó.
    + Phân tích thực trạng hoạt động của Quỹ HTPT, đánh giá những kết quả đạt
    được, các hạn chế trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ
    HTPT.
    + Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam, định hướng, mục tiêu
    phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT ở nước ta
    hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước
    qua Quỹ HTPT từ khi thành lập đến 31-3-2004.
    4. Các phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn sử dụng tổng hợp các phương
    pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu,
    các phương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, so sánh được sử dụng để nghiên cứu.
    Trong nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn và với kinh nghiệm
    của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc . nhằm rút
    ra những bài học kinh nghiệm đối với nước ta.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hiệu quả của nó.
    Chương 2: Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của
    Nhà nước qua Quỹ Hỗ trợ phát triển từ năm 2001 đến nay.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu
    tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...