Tiểu Luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo lao động kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn tỉnh Ki

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 Lý do chọn đề tài 2




    2 Mục đích nghiên cứu 2


    3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3


    4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3




    5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3




    6 Phương pháp nghiên cứu 3




    7 Dự kiến thời gian 3




    II. NỘI DUNG 4




    Chương 1: Cơ sở lý luận và thưc tiễn 4


    Chương 2: thực trạng đào tạo lao động kỹ thuật bếp ngành khách sạn 10
    tỉnh kiên giang.


    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo lao động 11
    kỹ thuật bếp ngành khách sạn tỉnh Kiên Giang.


    III. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 12




    TÀI LIỆU THAM KHẢO 12






    .










    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    I, PHẦN MỞ ĐẦU



    Kiên Giang là một tỉnh có những tiềm năng lớn và đa dạng. Diện tích đất nông , lâm nghiệp rộng lớn; một vùng biển bao la với trữ lượng lớn thủy sản trong lòng nước, ở đáy biển có thảm thực vật biển đa dạng; một trữ lượng lớn đá vôi, đá xây dựng, cao lanh, đất sét xây dựng cho ngành công nghiệp xi măng và công nghiệp xây dựng cả vùng; những phong cảnh xinh đẹp ở các đảo,vùng bờ biển, các khu rừng đặc chủng trong đất liền và rừng nhiệt đới hỗn giao . là điều kiện phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế biển, hoạt động du lịch trong nước và khu vực.


    Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới có ý nghĩa rất quyết định. Phải đảm bảo được năng lực chuyên môn, đa dạng nguồn nhân lực để thích ứng nền kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu phát triển của cộng đồng, phải đáp ứng được mối quan hệ cung cầu lao động ở cả ba bậc: Sơ – Trung - cao cấp nghề.


    Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp với nâng cao ý thức kỹ luật lao động, tác phong lao động hiện đại cũng như năng lực lành nghề trong đội ngũ lao động của Tỉnh Kiên Giang.


    Dịch vụ – Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang nhưng nguồn nhân lực lành nghề và trình độ cao rất hạn chế. Đặc biệt tại các nhà hàng - khách sạn đội ngũ chế biến thực phẩm còn thiếu, đa số chưa qua đào tạo.


    Xuất phát từ những nguyên nhân trên và là giáo viên phụ trách các môn học chuyên về “thực hành chế biến món ăn nhà hàng - khách sạn” tại trung tâm kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Kiên Giang. Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp cao học Sư Phạm Kỹ Thuật tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo lao động kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn tỉnh Kiên Giang “.






    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


    Nghiên cứu thực trạng của đội ngũ lao động nghề kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn của tỉnh Kiên Giang góp phần hoàn thiện, đổi mới nhằm đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề đáp ứng được yêu cầu phục vụ xã hội.






    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


    3.1 Khảo sát và phân tích tay nghề của đội ngũ lao động kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn của tỉnh Kiên Giang .


    3.2 Đánh giá hiệu quả lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao động
    nghề kỹ thuật bếp ngành khách sạn.

    3.3 Đề xuất giải pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động kỹ thuật
    bếp.


    4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    - Đối tượng nghiên cứu : nội dung đào tạo kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn tỉnh
    Kiên Giang.


    - Khách thể nghiên cứu : Lao động nghề kỹ thuật bếp trong ngành khách sạn.


    5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


    - Đối tượng khảo sát chỉ giới hạn trong ngành khách sạn tỉnh Kiên Giang.
    - Chỉ nghiên cứu tay nghề của đội ngũ lao động kỹ thuật nghề Kỹ thuật Bếp.
    - Chỉ đánh giá tay nghề của đội ngũ lao động kỹ thuật nghề Kỹ thuật Bếp.


    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    ã Phương pháp đối chiếu kiến thức và kỹ năng nghề của người lao động với:


    + Tiêu chuẩn cấp bậc nghề Kỹ thuật Bếp trong ngành khách sạn ở Việt Nam.


    + Tiêu chuẩn bậc Kỹ thuật Bếp và bánh cho công nhân kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 7 (ngành thương mại và du lịch Việt Nam).


    ã Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò.
    ã Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thống kê.
    ã


    DỰ KIẾN THỜI GIAN :100%


    ã Thông qua đề cương nghiên cứu : 10%


    ã Viết phần cơ sở lý luận : 30%


    ã Phân tích thực trạng : 10%


    ã Đánh giá hiệu quả : 20%


    ã Một số giải pháp : 20%


    ã Điều chỉnh : 10%










    II. NỘI DUNG






    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN


    A. Cơ sở, nguyên tắc, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề
    trong ngành khách sạn ở Việt Nam.
    Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề là tài liệu quan trọng có tính chất pháp lý cho quá
    trình đào tạo và sử dựng hợp lý nguồn nhân lực.
    - Đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề là :
    ã Cơ sở thiết kế chương trình đào tạo liên thông từ trình độ thấp đến trình độ cao.

    ã Căn cứ để dánh giá cấp bằng hoặc chứng chỉ.
    ã Định hướng cho đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường lao động
    - Đối với cơ quan, xí nghiệp và người sử dụng lao động kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp
    bậc nghề là :
    ã Cơ sở để tuyển dụng được người lao động có trình độ đúng với yêu cầu.
    ã Là căn cứ để bồi dưỡng nâng bậc hoặc đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật
    trong quá trình hành nghề.
    - Đối với người học nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề là:
    ã Căn cứ để lựa chọn nghề.
    ã Lưa chọn mức trình độ để học tập phù hợp với năng lực và điều kiện của bản
    thân, nhằm có nhiều cơ hội tìm việc làm.
    ã Đây cũng là chuẩn phấn đấu để người học có thể vừa hành nghề vừa không
    ngừng học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp.
    Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề phản ánh trình độ nghề – nó phản ánh mức độ phức tạp của nghề về đối tượng lao động, công cụ lao động, quy trình lao động, tổ chức lao động và sản phẩm lao động.
    Mặt khác cũng phản ánh tiêu chuẩn nghề mà năng lực nghề nghiệp của người lao động
    phải đáp ứng. Trong đó năng lực thực hành là cốt lõi, nó bao gồm kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng xử lý và giải quyết sự cố, kỹ năng kiểm tra đánh giá công việc.
    Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thưật nghề cần được xây dựng có cơ sở khoa học và đảm bảo
    tính khả thi trong đào tạo ở toàn quốc cũng như vận dụng trong các khu vực và cơ sở kinh doanh. Vì vậy, Việc xác định các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp xây dựng là bước khởi đầu hết sức quan trọng.














    1. Cơ sở xây dựng Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề trong ngành khách sạn . Dựa vào danh mục nghề đào tạo CNKH, NVKT và danh mục nghề công nhân ( theo QĐ số 490/QĐ – TBXH, ngày 7/2/1991).
    Dựa vào thực tiễn và xu thế phát triển của lĩnh vực nghề khách sạn trong thời gian
    tới.
    Hiện tại nghề bếp có 7 bậc.
    Các khách sạn liên doanh nước ngoài còn chia nhiểu bậc nhỏ hơn và mỗi bậc còn chia nhiều cấp nhỏ: Ví dụ: Khách sạn NIKO, khách sạn DAWOO
    Tham khảo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề ở nước ngoài:
    ã Ở Anh : Hệ thống cấp bậc trình độ đào tạo nghề gồm 5 bậc, trong đó 3 bậc đầu tương ứng CNKT, 2 bậc sau tương ứng kỹ thuật viên.
    ã Ở Uc, Mỹ, Canada: Đào tạo theo hệ thống liên thông từ CNKH bán lành nghề,
    CNKT lành nghề đến kỹ thuật viên và kỹ thuật viên cấp cao.


    2. Nguyên tắc xây dựng Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề.
    Nguyên tắc tính khoa học và chuẩn mực.
    Nguyên tắc liên thông trong hệ thống đào tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...