Báo Cáo Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua hàng trong Khách sạn Kim Liên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN
    VÀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TRONG KHÁCH SẠN

    1. KINH DOANH KHÁCH SẠN
    1.1. Khái niệm Kinh doanh Khách sạn
    1.1.1 Khách sạn

    Khách sạn là những cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hoá phục vụ khách du lịch trong thời gian khách lưu trú tạm thời tại các điểm Du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngủ, và các dịch vụ vui chơi giải trí khác.
    Khác hẳn với một số loại hình lưu trú khác như Motel, Bugalow, một khách sạn thường có những đặc điểm sau:
    ỹ Khách sạn là một toà nhà cố định được xây dựng ở trung tâm thành phố, các khu Du lịch nghỉ dưỡng, các đầu mối giao thông quan trọng hoặc các khu lân cận giàu tài nguyên Du lịch.
    ỹ Vật liệu xây dựng có tính bền chắc.
    ỹ Khách sạn được thiết kế nhất thiết phải có hệ thống các phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng khách và là nơi cung cấp các dịch vụ khác. Trong phòng ngủ bắt buộc phải có một số trang thiết bị tối thiểu như: Giường, ti vi, phòng tắm, nhà vệ sinh. Số lượng các trang thiết bị tăng dần theo thứ hạng của khách sạn.
    Việc nắm rõ các đặc điểm của một khách sạn là một nhân tố quan trọng tác động đến sự thành công trong kinh doanh khách sạn vì các đặc điểm này sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong thực tế, kinh doanh mỗi loại hình khách sạn sẽ ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm sản phẩm của khách sạn sau này.
    1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn
    Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác của các cơ sở lưu trú nhằm thoả mãn các nhu cầu về lưu trú tạm thời của khách tại các điểm du lịch với mục đích thu lợi nhuận Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn, Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐHKTQD, trang 52.
    1.2. Bản chất của Kinh doanh Khách sạn
    Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn là nói đến việc kinh doanh các dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, khách sạn không đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ đặc trưng này mà còn khách sạn còn kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu của du khách khi lưu trú tại khách sạn. Những này bao gồm ăn uống, giặt là, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí
    Trong các dịch vụ nêu trên, có những dịch vụ do chính khách sạn “Sản xuất ra” để cung cấp cho khách như dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, Tuy nhiên, cũng có những dịch vụ mà khách sạn không tự làm được mà phải đi mua của các nhà sản xuất khác để bán cho du khách như đồ uống, điện thoại, Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hoá khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng hoá khách không phải trả tiền, ví dụ như: Dịch vụ gửi đồ, dịch vụ khuân vác hành lý, các đồ sử dụng hàng ngày trong nhà tắm,

    [​IMG]
     
Đang tải...