Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
    Lời nói đầu
    Công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể (mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7-9%, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng .). Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.
    Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
    Việc phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa (ICBV) là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực công thương nghiệp đã triển khai đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã có những thành công nhất định.
    Tuy nhiên, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV còn nhiều hạn chế, chất lượng tín dụng chưa cao. Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi bức xúc đối với Ngân hàng hiện nay.
    Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    * Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu theo 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
    Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa

    Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, học hỏi để hoàn thành khoá luận, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để khoá luận có ý nghĩa hơn.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
    Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa đã dạy dỗ và cung cấp cho tôi những kiến thức lí luận quí báu.
    Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng Tín dụng ngoài quốc doanh, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa những người đã nhiệt tình tiếp nhận, tạo điều kiện và cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.


    73
    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

    PHẠM VĂN VIÊN TÀI CHÍNH K3A ,HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về 3
    chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu 3
    của ngân hàng thương mại 3
    1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 3
    1.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu 3
    1.1.2. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 8
    1.1.3. Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu 9
    1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU 17
    1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu 17
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 18
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu 21
    chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực đống đa 27
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 27
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng. 27
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức 29
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA. 33
    2.2.1. Đặc điểm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa. 33
    2.2.2. Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa 34
    2.3.2. Hạn chế 50
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa 52
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. 52
    3.1.1. Mục tiêu. 52
    3.1.2. Các mặt hoạt động cụ thể 53
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 54
    3.2.1. Đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn vốn cho xuất nhập khẩu 54
    3.2.2.Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. 56
    3.2.3. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu 57
    3.2.4. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn. 58
    3.2.5- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 60
    3.2.6. Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế. 60
    3.2.7. Ban hành qui định cụ thể cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 61
    3.2.8. Triển khai Marketing ngân hàng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 62
    3.3- MỘT VÀI KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 63
    3.3.1- Đối với Nhà nước 63
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) 67
    kết luận 70
    Tài liệu tham khảo 71
     
Đang tải...