Luận Văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn du lịch phục vụ Du lịch Hưng Yên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?LờI Mở ĐầU
    1.Lý do chọn đề tài
    Ngay từ xưa, trong lịch sử của nhân loại, du lịch đã được coi là một sở
    thích, một hoạt động tích cực của con người; ngày nay,cùng với sự phát triển
    cao của nền kinh tế và khoa học kĩ thuật, đời sống của con người càng được
    nâng cao, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn và nhu cầu của con người ngày càng
    cao hơn.Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người, một
    hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở
    các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
    Trong những thập kỉ gần đây, du lịch còn được coi là ngành kinh tế
    mũi nhọn đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các quốc gia, với các nước đang
    phát triển như Việt Nam thì du lịch còn được coi là cứu cánh của nền kinh tế
    yếu ớt.
    Bước sang thế kỉ XXI, du lịch thế giới phát triển không ngừng.Theo dự
    báo của tổ chức du lịch thế giới (WTO), năm 2010 khách du lịch thế giới sẽ
    đạt 1.006 triệu người,bình quân tăng 4,3% mỗi năm, doanh thu từ du lịch ước
    đạt 900 tỷ USD và thu hút sự tham gia của 289 triệu lao động.
    Trong sự phát triển của du lịch, nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò
    quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực chính là nguồn “nội lực”
    quý giá nhất mà không một nguồn lực nào khác có thể thay thế được.
    Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, cùng với s? cố
    gắng, nỗ lực của bản thân ngành du lịch, du lịch Việt Nam trong những năm
    qua đã đạt đựoc nhiều kết quả đáng khả quan, đặc biệt là từ khi thực hiện
    chương trình hành động quốc gia về du lịch với tiều đề “Việt Nam vẻ đẹp tiềm
    ẩn ” đã tạo ra bước nhảy vọt về chất, làm chuyển biến về nhận thức và hành
    động của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương và toàn xã hội và đã để
    lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn bè quốc tế.
    Hưng Yên được xác định nằm trong không gian trung tâm du lịch của
    Hà Nội và phụ cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, với tài nguyên nhân văn phong
    phú, đa dạng, Hưng Yên còn có ưu thế về vị trí địa lí, có hệ thống giao thông
    thuận tiện trong giao lưu kinh tế- văn hoá với các tỉnh và thành phố trong khu
    vực, đặc biệt từ khi thị xã Hưng Yên trở thành thành phố loại 3, hoạt động du
    lịch tại địa phương được chú trọng hơn trên cơ sở khai thác lợi thế về điệu kiện
    tự nhiên,sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử du lịch Hưng Yên còn đẩy
    mạnh công tác xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực với mục tiêu đưa Hưng Yên
    thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
    Tuy nhiên, du lịch Hưng Yên vẫn còn không ít những hạn chế phát
    triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương. Những hạn chế
    này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng du lịch chưa thực sự
    hoàn chỉnh,cảnh quan đoen điệu,sản phẩm du lịch chưa phong phú song
    nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn
    nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh tuy phong phú về
    số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế,chưa đáp ứng
    được nhu cầu phát triển của du lịch hiện tại và trong tương lai.
    Trước yêu cầu cấp bách của thực tế,việc khảo sát hoạt động du lịch,
    đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chỉ
    ra nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp
    nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới là hết sức cần
    thiết.
    Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn du lịch
    phục vụ Du lịch Hưng Yên” được chọn để nghiên cứu làm khoá luận tốt
    nghiệp là dựa trên ý nghĩa thực tiễn đó.

    2.Mục đích nghiên cứu của khoá luận
    Với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
    lực phục vụ Du lịch tỉnh Hưng Yên” khóa luận nhằm mục đích: Rà soát
    nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch
    Hưng Yên nói riêng, biết được thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đánh giá chất
    lượng nguồn nhân lực và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lưọng
    nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Hưng Yên.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu:

    Các vấn đề kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển Du lịch nói chung
    và về nguồn nhân lực phục vụ Du lịch tỉnh Hưng Yên nói riêng.
    - Phạm vị nghiên cứu:
    Khoá luận tập trung nghiên cứu về đối tượng lao động hoạt động trong
    lĩnh vực Du lịch tỉnh Hưng Yên.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Để hoàn thành khoá luận này, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương
    pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp thực địa:Để tìm ra được các mặt còn tồn tại của
    nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch Hưng Yên, từ đó đưa ra một
    số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, tác giả đã
    tiến hành tới các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Hưng
    Yên để phần nào hiểu được thực trạng của nguồn nhân lực tại các cơ sở này, từ
    đó có cái nhìn thực tế hơn về nguồn nhân lực.
    -Phương pháp thu thập tài liệu,xử lí tài liệu thứ cấp: Đây là phương
    pháp cơ bản tác giả sử dụng để thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn
    đáng tin cậy như số liệu thống kê của Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch tỉnh
    Hưng Yên, Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Hưng Yên, quyết định của
    UBND tỉnh Hưng Yên, các tài liệu nghiên cứu trước đó làm tài liệu tham
    khảo. Trên cơ sở những tài liệu tham khảo đó, tác giả chọn một số tài liệu tiêu
    biểu để làm tư liệu cho sự nhận xét,đánh giá của mình.
    -Phương pháp phân tích,đánh giá,so sánh: Đây là phương pháp
    được tác giả sử dụng xuyên suốt khóa luận.Trên cơ sở những số liệu đã được
    xử lý , tác giả tiến hành phân tích những mặt đã đạt được và những mặt còn
    hạn chế của nguồn nhân lực du lịch Hưng Yên, so sánh nguồn nhân lực hoạt
    động trong lĩnh vực Du lịch so với tổng nguồn nhân lực của cả tỉnh để thấy
    được chất lượng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực Du lịch của tỉnh.
    - Phương pháp chuyên gia:Ngoài các phưong pháp tự thân thì phương
    pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên
    cứu đề tài.Bản thân Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và môt trường du
    lịch bao hàm rất nhiều yếu tố tác động, liên quan, do vậy để đảm bảo cho các
    đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của
    các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan.
    5.Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, mở đầu,kết luận, nội dung
    khoá luận gồm 3 chương:
    Chương1:Các vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và chất lượng
    nguồn nhân lực.
    Chương2:Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Du lịch tỉnh Hưng Yên.
    Chương 3:một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
    lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...