Luận Văn Một số Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần OceanbaNK ch

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của NHTMCP OceanbaNK chi nhánh Hoàn Kiếm”làm luận văn tốt nghiệp



    LỜI MỞ ĐẦU
    Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân Hàng phải là đòn bảy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đầy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của Nhà nước đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính , tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010”
    Chi nhánh Ngân hàng TMCP Oceanbank Hoàn Kiếm cũng giống như các NHTM khác. Chi nhánh rất quan tâm tới nguồn vốn huy động trong xã hội để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của Chi nhánh, trong quá trình thực hiện và nghiên cứu hoạt động của Chi nhánh em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn của NHTM CP Oceanbank chi nhánh Hoàn Kiếm”làm luận văn tốt nghiệp.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm có 3 chương:
    ChươngI: Những lý luận chung về NHTM và tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế.
    Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTM CP Oceanbank chi nhánh Hoàn Kiếm.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại chi nhánh NHTM CP Oceanbank chi nhánh Hoàn Kiếm – Hà Nội.






    ChươngI: Những lý luận chung về NHTM và tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế.
    I Khái niệm và vai trò của vốn trong HĐKD của NHTM
    1 Khái niệm về NHTM
    Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
    2 Chức năng của NHTM
    2.1 Chức năng trung gian tín dụng
    Ngân hàng thương mại một mặt nhằm thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm tiền của các doanh nghiệp , các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan nhà nước. Mặt khác, nó dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu.
    Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng để điều chuyển vốn từ người thừa sang người thiếu. Thông qua sự điều khiển này, Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng thêm việc làm cải thiện mức sống của dân cư ổn định tiền tệ. Ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng vào việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
    2.2 Chức năng trung gian thanh toán
    Với sự ra đời của Ngân hàng thương mại, phần lớn các khoản chi trả về hàng hoá và dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua ngân hàng với những hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng tiên tiến.
    Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng , nên việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng an toàn và tiết kiệm hơn. Không những vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội trước hết là các doanh nghiệp tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư , đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng .
    2.3 Chức năng trung gian tạo tiền
    Sự ra đời của các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh tiền tệ. Nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi và rồi cho vay cũng chính bằng các đồng tiền đó, thì nay các ngân hàng đã có thể cho vay bằng tiền giấy của mình, thay thế tiền bạc và vàng do khách hàng gửi vào ngân hàng .
    Hơn nữa, khi đã hoạt động trong một hệ thống ngân hàng , Ngân hàng thương mại có khả năng “ tạo tiền “ bằng cách chuyển khoản hay bút toán để thay thế cho tiền mặt. Điều này đã đưa Ngân hàng thương mại lên vị trí là nguồn tạo tiền. Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Xong số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng .
    II Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
    1. Vốn quyết định khả năng thanh toán
    Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại của Ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, với khả năng vốn là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải trả cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của Ngân hàng sẽ tăng nhanh chóng và Ngân hàng có nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện bổ sung thêm vốn tự có của Ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực. Vốn giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho Ngân hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
     
Đang tải...