Luận Văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn đối với thành phần kinh tế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Kinh tế thị trường là một môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp trong đó cạnh tranh quyết liệt là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nó. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế hoá và tự do hoá trên các thị trường mậu dịch hàng hoá và tư bản đang là xu hướng chung của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế ở mọi thành phần kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, sự an toàn của các chủ thể này luôn bị đe doạ bởi những rủi ro không thể lường trước được. Hệ thống Ngân hàng cũng không phải trường hợp ngoại lệ, thậm chí rủi ro của Ngân hàng còn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác.
    Cùng với sự vận động tích cực của nền kinh tế, Ngân hàng như một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhành, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Kết hợp với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế và đẩy lùi lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Và đặc biệt quan trọng hơn là Ngân hàng chính là kênh dẫn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế.
    Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của nước ta do Đảng và Nhà nước đặt ra là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo chiều sâu và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trong đó thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là cơ sở cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đất nước trong tương lai. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán nước ta còn non trẻ và hoạt động kém hiệu quả, để đạt được chiến lược trên thì vai trò nguồn vốn do Ngân hàng cung cấp là rất cần thiết đặc biệt là nguồn tín dụng trung và dài hạn. Theo tính toán và dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm tới là rất lớn, trong đó nguồn vốn ngân sách và tín dụng mà Nhà nước có thể trực tiếp bố trí từ 35 - 40% còn lại việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của các chủ thể kinh tế sẽ huy động từ nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức. Như vậy nhu cầu vay vốn tín dụng trung dài hạn của các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm xây dựng, đổi mới công nghệ, cải tạo và mở rộng sản xuất trong thời gian tới là rất cần thiết. Việc đáp ứng các nhu cầu vay vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhưng đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào và làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động cho vay vừa nâng cao hiệu quả của khoản cho vay trung dài hạn nhằm bảo đảm hiệu quả trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại đồng thời phục vụ thiết thực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước là điều các ngân hàng thương mại còn không ít trăn trở.
    Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHCT Đống Đa, qua những bài giảng lý thuyết kết hợp với thực tế tại chi nhánh em đã quyết định chọn đề tài:
    Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.
    Cùng với phần mở đầu và kết luận thì nội dung của luận văn được trình bày theo 3 chương sau.
    Chương I. NHTM và hiệu quả tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường
    Chương II. Thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa
    Chương III. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại NHCT Đống Đa






    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường 4
    I. Vai trò khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường 4
    1. Khái niệm và đặc điểm 4
    1.1. Khái niệm 4
    1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 6
    2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 9
    II. Vai trò tín dụng trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 12
    1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng 12
    1.1. Khái niệm 12
    1.2. Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn 13
    1.3. Vai trò tín dụng trungvà dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 14
    III. Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của THTM 17
    1. Quan điểm về mở rộng và hiệu quả tín dụng trung và dài hạn 17
    1.1. Quan điểm về mở rộng tín dụng 17
    1.2. Các chỉ tiêu mở rộng tín dụng trung và dài hạn 17
    2. Quan niệm về hiệu quả tín dụng trung và dài hạn 18
    2.1. Các quan niệm cơ bản về hiệu quả tín dụng 18
    2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn 19
    2.3.Sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn 21
    IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh 22
    1. Các nhân tố khách quan 22
    1.1. Môi trường kinh tế 22
    1.2. Môi trường pháp lý 23
    1.3. Thảm hoạ tự nhiên 23
    2. Các nhân tố chủ quan 24
    2.1. Về phía ngân hàng 24
    2.2. Về phía khách hàng 26
    Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 28
    I. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa 28
    1. Quá trình hình thành và phát triển 28
    2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Đống Đa 31
    3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31
    4. Tình hình một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng trong thời gian qua 40
    4.1. Tình hình về huy động vốn 40
    4.2. Tình hình sử dụng vốn 44
    4.3. Các hoạt động khác của chi nhánh 50
    II. Thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa 52
    1. Quy chế cho vay trung và dài hạn 52
    2. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 56
    2.1. Quy mô hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 58
    2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 63
    3. Đánh giá thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 69
    3.1. Những kết quả đạt được 69
    3.2. Những mặt còn hạn chế 73
    Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 77
    I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa trong năm 2004 77
    1. Các chỉ tiêu về kinh doanh 77
    2. Biện pháp cụ thể 77
    II. Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh 78
    1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 79
    2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 80
    3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro 81
    4. Chủ động giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi 84
    5. Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 86
    6. Tăng cường thực hiện công tác Marketing ngân hàng 91
    7. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 92
    III. Một số kiến nghị 94
    1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 94
    2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 96
    3. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam 98
    4. Kiến nghị đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 99
    Kết luận 100
    Tài liệu tham khảo 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...