Luận Văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn NHNo và PTNT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 ngân hàng thương mại với hoạt động cho vaytrung và dài hạn

    1.1. ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

    Khái niệm về Ngân hàng thương mại.

    Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với quan hệ thương mại. Trong thời kỳ cổ đại đã xuất hiện việc giao lưu thương mại giữa các lãnh địa với các loại tiền khác nhau lưu hành thì nghề kinh doanh tiền tệ xuất hiện để thực hiện nghiệp vụ đổi tiền. Mác viết “ nghề đổi tiền người ta coi là một trong những nền tảng phát sinh một cách tự nhiên của nghề buôn bán tiền hiện thời ”.
    Những nghiệp vụ đầu tiên của tổ chức kinh doanh tiền tệ bao gồm: đổi tiền, nhận tiền gửi và bảo quản tiền, cho vay và chuyển tiền. Nghiệp vụ cho vay trong thời kỳ này là cho vay nặng lãi.
    Đến thời kỳ phục hưng các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như chi trả bằng thương phiếu, tổ chức thanh toán bù trừ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Chính trong thời kỳ này một số tổ chức kinh doanh tiền tệ đã ra đời và có tính đặc trưng như Ngân hàng thời nay đồng thời NHTM cũng thành lập.
    Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian thanh toán và dịch vụ ngân hàng để giúp cho quá trình hoạt động sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho NHTM đã ra đời, đó là một tất yếu khách quan đồng thời để đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đầy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    1.1.2. Các chức năng của Ngân hàng thương mại.

    Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa phát triển và nền kinh tế càng ngày càng cần đến hoạt động của Ngân hàng thương mại với các chức năng quan trọng của mình. Thông qua việc thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau, Ngân hàng thương mại đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    a. Trung gian tín dụng
    Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay. Ngân hàng thương mại một mặt thu hút các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các cá nhân, cơ quan Nhà nước, Một mặt, Ngân hàng dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong xã hội, khi họ có nhu cầu về vốn. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn với số lượng lớn để đầu tư, xây dựng, sản xuất, ngày càng tăng. Khả năng tài chính có hạn hầu như là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư của mình, họ cần có sự trợ giúp về vốn. Trong khi đó, có rất nhiều tổ chức, cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nào đó lại có tiền dư thừa, chưa cần sử dụng đến. Họ không muốn tiền của mình nằm im mà phải “vận động”, sinh sôi nẩy nở. Không phải lúc nào cung và cầu về vốn ở những trường hợp trên cũng dễ dàng trực tiếp gặp nhau mà phải qua một bên thứ ba đóng vai trò môi giới, đó chính là Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng điều chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, giúp cho cung và cầu về vốn gặp nhau. Ngân hàng thương mại không coi việc kinh doanh chuyển vốn từ người tạm thời thừa vốn – ( người gửi tiết kiệm) - sang người thiếu vốn – (người đi vay ) - làm trò vui, trò nhân đạo. Họ làm những việc này để trở nên giầu có. Bằng việc cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động các khoản tiền nhàn rỗi của những người gửi tiền, Ngân hàng thương mại đã thu được lợi nhuận.
    Như vậy nhờ thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống của dân cư và ổn định thu chi cho Chính phủ.
    Nhờ thực hiện việc đi vay và cho vay, Ngân hàng thương mại có nguồn thu chủ lực, không những đủ sức duy trì hoạt động của bộ máy Ngân hàng, đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, mà còn có tích luỹ, đảm bảo sự phát triển không ngừng của bản thân Ngân hàng.
    Với chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế một chức năng cơ bản nhất và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng vào việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
    b. Trung gian thanh toán
    Nếu như mọi khoản chi trả của xã hội đều được thực hiện ở bên ngoài Ngân hàng thì chi phí lưu độngbỏ ra để thực hiện những hoạt động này sẽ rất lớn. Chúng bao gồm: chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, chi phí tiếp nhận bảo quản, vận chuyển tiền của người trả và người nhận,
    Từ khi Ngân hàng thương mại ra đời, phần lớn các khoản chi trả về hàng hoá và dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua Ngân hàng với rất nhiều hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng tiên tiến.
    Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào Ngân hàng nên việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn rất nhiều.
    Không những vậy, thông qua thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi trong xã hội, phần lớn là của các doanh nghiệp, từ đó tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    Chính qua chức năng này, Ngân hàng thương mại đã góp phần giám sát kỷ luật tài chính, giữ gìn kỷ cương, trật tự trong toàn xã hội.
    c. Chức năng tạo tiền
    Nhờ hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán mà các Ngân hàng thương mại có khả năng “tạo tiền” bằng cách chuyển khoản để thay thế cho tiền mặt. Điều này đã đưa Ngân hàng thương mại lên vị trí là nguồn tạo tiền. Quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại được nhân lên gấp bội khi Ngân hàng cho vay thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các Ngân hàng. Sức tạo tiền của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dôi dư, giữa tiền gửi lưu thông ngoài Ngân hàng và tiền gửi của xã hội ở hệ thống Ngân hàng. Như vậy, nhờ chức năng tạo tiền mà NHTM đã góp phần thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện giao dịch toàn xã hội. Do vậy, Ngân hàng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại.
    Từ những chức năng của Ngân hàng thương mại ta thấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Khi Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng thì Ngân hàng thương mại sẽ huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, qua phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu với các thời hạn khác nhau. Qua đó Ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toán Ngân hàng sẽ “sử dụng” để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả Ngân hàng sẽ đứng ra làm thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng Ngân hàng và gửi tiền ngày càng nhiều vào Ngân hàng nhờ thanh toán hộ. Như thế, vốn Ngân hàng huy động được lại tăng lên, Ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng lại càng phát huy.
    Với chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại đã tăng khối lượng tiền lên gấp nhiều lần thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    1.1.3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại.

    Việc nghiên cứu tổng quát các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, thực chất là xác định nội dung các khoản mục trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, bao gồm các tài sản Nợ và tài sản Có.
    1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

    Huy động vốn là một hoạt động rất chủ yếu của các NHTM, hoạt động này giúp NHTM có được nguồn vốn cần thiết phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Các NHTM có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: Nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cư, của các tổ chức kinh tế - xã hội; vay của các NH khác, các tổ chức tín dụng khác; huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
    1.1.3.2. Hoạt động cho vay, đầu tư

    Với nguồn vốn huy động được NHTM có thể sử dụng vào hoạt động cho vay, đầu tư cũng như các hoạt động khác. Trong đó hoạt động cho vay đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho NH lãi. Hoạt động cho vay ra có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân các NHTM. Bởi vì nếu sau khi huy động vốn được mà các NHTM không cho vay được để thu lãi thì NH sẽ không có tiền để trang trải khoản chi phí huy động nguồn vốn của NH sẽ bị ứ đọng, hoạt động của NH sẽ không phát triển được, thậm trí NH có thể thua lỗ và phá sản.
    Hoạt động cho vay, đầu tư của các NHTM được thực hiện chủ yếu với các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực SX - KD, thương mại, dịch vụ NH cho họ vay vốn với thời hạn và lãi suất khác nhau để các tổ chức kinh tế này có nguồn lực tài chính phục vụ cho các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, các NHTM cũng có thể cho vay đối với các tầng lớp dân cư, hộ gia đình, tổ chức xã hội phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, hay sản xuất kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...