Tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247
    Lời nói đầu


    Trong bất cứ một nền kinh tế nào th́ sản xuất cũng là để phục vụ cho tiêu dùng. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được th́ sản xuất sẽ trở thành v.lư do để tồn tại, cho nên dù muốn hay không đă là nhà kinh doanh th́ ngay từ khi sản xuất sản phẩm đă tính đến việc lập ra kế hoạch tiêu thụ và xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm của ḿnh, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá tŕnh sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành các phương pháp chiến lược tiêu thụ một cách linh động để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường hiện có và thị trường mới đang và sẽ xuất hiện.
    Ứng với mỗi cơ chế quản lư kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các h́nh thức khác nhau. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liết trên thị trường. Thị trường là chiến trường nhưng thị trường cũng là cuộc chơi nên mỗi doanh nghiệp phải t́m lợi thế và lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của ḿnh trong cuộc chơi đÓ dành lấy thị phần thích hợp với khả năng và tầm vóc của ḿnh trên thị trường. Do đó để duy tŕ sự tồn tại, bảo vệ những thành quả đạt được cũng như việc theo đuổi các mục tiêu lâu dài trong tương lai, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho ḿnh chỗ đứng vững chắc và thích hợp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng góp phần quyết định sự sống c̣n của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
    Là một doanh nghiệp nhà nước thuộc quân chủng Pḥng không – Không quân chuyên doanh về mặt hàng may mặc, công ty 247 trong những năm gần đây đang được quân chủng cùng với ban lănh đạo rất quan tâm đến hoạt động mở rộng thị trường trong và ngoài nước không ngừng nâng cao doanh thu trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhận thức được vai tṛ công tác tiêu thụ và tính cÊp thiết của hoạt động này, sau một thời gian thực tập tại công ty 247 tôi đă chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247” để làm báo cáo chuyên đề của ḿnh.
    Nội dung chuyên đề gồm 3 phần
    Chương I: Cơ sở lư luận về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
    Chương II: Phân tích thực trạng mở rộng thị trường của công ty 247
    Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường ở công ty 247
    Trước một đề tài lớn và sâu rộng, đ̣i hỏi kiến thức tổng hợp, nhưng do có nhiều mặt hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. V́ thế tôi rất mong sự góp ư của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và cán bộ công ty 247 để chuyên đề hoàn thiện hơn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, công nhân viên của công ty 247 đă giúp tôi thực hiện đề tài này. Và đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Văn Tuấn đă tận t́nh giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thanhf báo cáo này.
    Hà nội ngày 10 tháng 5 năm 2003
    Sinh viên thực hiện
    Nguyễn Văn Anh




    CHƯƠNG I

    CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

    1. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TR̉ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1. Khái niệm về thị trường
    Theo C.Mác ,hàng hoá là sản phẩmđược sản xuất ra không phải cho người sản xuất tiêu dùng mà người sản xuất ra để bán . Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được h́nh thành trong lĩnh vực lưu thông .Người có hàng hoá hoặc dịch vụ đem ra trao đổi gọi là bên bán, người mua có nhu cầu chưa thoả măn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua .
    Trong quá tŕnh trao đổi giữa bên bán và bên mua đă h́nh thành những mối quan hệ nhất định. Đó là quan hệ giữa người bán và người mua, quan hệ giữa người bán với nhau và quan hệ giữa người mua với nhau.
    V́ vậy, theo nghĩa đen, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán bằng tiền tệ giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, không thể coi thị trường là các cửa hàng, các chợ, mặc dù những nơi đó là nơi mua bán hàng hoá.
    Sự h́nh thành thị trường đ̣i hỏi phải có:
    - Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.
    - Đối tượng tham gia trao đổi : bên bán và bên mua.
    - Điều kiện thực hiện trao đổi : khả năng thanh toán
    Như vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là t́m ra nơi trao đổi,t́m nhu cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định cung ứng hay không. C̣n đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả măn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của ḿnh đến đâu.
    Từ những nội dung trên thị trương được định nghĩa như sau:
    Thị trường là biểu hiện của quá tŕnh mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mă của hàng hoá.Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
    Tuy nhiên thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Hội quản trị Hoa Kỳ cho rằng :“Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua ’’. Có nhiều quan niệm lại cho rằng “ thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định gía cả hàng hoá dịch vụ ”, hoặc đơn giản hơn “ thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ ”.
    Hiểu một cách tổng quát, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự t́m đến với nhau qua trao đổi, thăm ḍ, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần biết
    C̣n hiểu theo góc độ Marketing, thuật ngữ thị trường được dùng để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định. Bởi mặc dù tham gia thị trường phải có cả người bán và người mua nhưng những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, c̣n người mua mới hợp thành thị trường.
    Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm Èn cùng có mét nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả măn nhu cầu và mong muốn đó.
    Như vậy, theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc số người có nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua hàng hoá thoả măn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người đă mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau.
    Tuy nhiên, dù hiểu thị trường theo cách nào th́ mục tiêu lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận các doanh nghiệp đều thông qua thị trường mà t́m cách giải quyết các vấn đề :
    Phải phân loại hàng ǵ? Cho ai?
    - Số lượng bao nhiêu ?
    - Mẫu mă , kiểu cách , chất lượng như thế nào?
    Và cũng qua đó người tiêu dùng biết được :
    - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của ḿnh ?
    - Nhu cầu được thoả măn đến mức nào ?
    - Khả năng thanh toán ra sao?
    Tất cả những câu trả lời trên chỉ có thể trả lời chính xác trên thị trường. Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ư muốn chủ quan duy ư chí trong quản lư và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả sẽ làm cho nền kinh tế khó phát triển.
    1.2. Quy luật của thị trường
    Trên thị trường có nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen nhau, và có quan hệ mật thiết với nhau, sau đây là một số quy luật cơ bản :
    1.2.1. Quy luật giá trị :
    Yêu cầu của quy luật này là sản xuất và trao đổi hang hoá được tiến hành phù hợp với hao phí lao động cần thiết tạo ra hàng hoá. Quy luật giá trị được thể hiện như quy luật giá cả và giá cả th́ luôn biến động xoay quanh giá trị.
    Do quy luật giá trị ( biểu hiện thông qua giá cả, làm cho người bán hàng hoá mở rộng hoặc thu hẹp bớt quy mô sản xuÊt loại hàng hoá mà giá cả thấp hơn giá trị để dồn vào sản xuất loại hàng hoá nào có giá cả cao hơn giá trị )
    1.2.2. Quy luật cung cầu giá cả :
    Quy luật cung cầu nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường. Quy luật này quy định cung và cầu luôn luôn có xu thế chuyển động xích lại với nhau tạo thế cân bằng trên thị trường.
    Cầu là một đại lượng tỷ lệ nghịch với giá, cung là một đại lượng tỷ lệ thuận với giá. Khi cầu lớn hơn cung th́ giá cả cao hơn giá trị và ngược lại
    Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn và có khả năng sản xuất để bán theo mức giá nhất định. Như vậy, cung hàng hoá thể hiện mối quan hệ trực tiếp trên thị trường của hai biến số : lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng và giá cả trong mét thời gian nhất định. Quy luật về cung nói : người ta sản xuất nhiều hơn nếugiá tăng và Ưt hơn nếu giá giảm.
    Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người mua muốn và có khả năng mua theo mức giá nhất định. Giá thị trường của hàng hoá cần mua càng tăng th́ cần phải từ chối nhiều hơn các sản phẩm khác và ngược lại Giá cả càng cao th́ chi phí cơ hội càng cao và chi phí cơ hội quyết định khả năng người ta có thể mua được những ǵ.
    Quy luật về cung cho ta biết ở một mặt bằng giá nhất định có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người sản xuất đưa bán trên thị trường, quy luật về cầu lại cho biết với giá như vậy th́ có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người tiêu dùng chấp nhận mua.
    1.2.3. Quy luật cạnh tranh :
    Các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biện pháp đÓ độc chiếm hoặc chiếm hữu ưu thế thị trường về sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu lợi nhuận kinh tế cao nhất trong phạm vi cho phép.
    Các phương pháp cơ bản để cạnh tranh là:
    · Thu nhá chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp dưới mức chi phí lao động xă hội trung b́nh.
    · Sử dụng tích cực các yếu tố về thị hiếu, tâm lư khách hàng để sớm đưa ra các sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.
    · Sử dụng sức Đp phi kinh tế để độc chiếm hoặc chiếm ưu thế trên thị trường.
    1.2.4. Quy luật lưu thông tiền tệ :
    Quy luật này chỉ ra rằng số lượng (hay khối lượng ) tiền lưu thông phải phù hợp với tổng giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường. Số lượng tiền cho lưu thông được tính bằng thương giữa tổng giá trị hàng hoá lưu thông với tốc độ ṿng quay của tiền.
    Tiền tệ là phương tiện của trao đổi ( lưu thông), là thứ dầu mỡ bôi trơn cho quá tŕnh trao đổi. Nếu vi phạm quy luật này sẽ dẫn tới ách tắc trong lưu thông hoặc lạm phát, gây khó khăn, dẫn đến mất ổn định nền kinh tế.
    Ngoài ra thị trường c̣n có các quy luật khác như quy luật kinh tế, quy luật giá trị thặng dư
    1.3. Vai tṛ của thị trường
    1.3.1. Thị trường là yếu tố quyết định sự sống c̣n đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
    Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả măn nhu cầu của người khác. V́ thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Quá tŕnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngơng theo chu kỳ mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, sau đó bán chúng trên thị trường đầu ra.
    Doanh nghiệp chịu sự chi phối của thị trường hay nói cách khác thị trường đă tác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá tŕnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường càng mở rộng và phát triển th́ lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Bởi thế c̣n thị trường th́ c̣n sản xuất kinh doanh, mất thị trường th́ sản xuất kinh doanh bị đ́nh trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thị trường có vai tṛ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    1.3.2. Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá :
    Thị trường đóng vải tṛ hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh cái ǵ? Như thế nào ? và cho ai? Sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và t́m mọi cách thoả măn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ư kiến chủ quan của ḿnh. Bởi v́ ngày nay nền sản xuất đă phát triển đạt tới tŕnh độ cao, hàng hoá và dịch vụ được cung ứng ngày càng nhiều và tiêu thụ trở nên khó khăn hơn trước. Do đó, khách hàng với nhu cầu có khả năng thanh toán của họ, bộ phận chủ yếu trong thị trường của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Thị trường tồn tại một cách khách quan nên từng doang nghiệp chỉ có thể t́m phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của ḿnh để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lư nhằm thoả măn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xă hội.
    1.3.3. Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp :
    Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranh nhất định. Thị phần ( phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được ) phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.
    Thị trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao.
    Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phÈm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khi đó thế và lực của doanh nghiệp cũng được củng cố và phát triển.
    1.4. Chức năng của thị trường
    1.4.1. Chức năng thực hiện :
    Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
    Thị trường thực hiện : hành vi trao đổi hàng hoá ; thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường ; thực hiện cân bằng cung cầu từng thứ hàng hoá ; thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ); thực hiện việc trao đổi giá trị Thông qua chức năng của ḿnh. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để h́nh thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.
    1.4.2. Chức năng thừa nhận :
    Hàng hoá được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận th́ cũng có nghĩa là về cơ bản quá tŕnh tái sản xuất xă hội của hàng hoá đă hoàn thành. Bởi v́ bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng đă khẳng định trên thị trường khi hàng hoá được bán.
    Thị trường thừa nhận : tổng khối lượng hàng hoá ( tổng giá trị sử dụng ) đưa ra thị trường ; cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu với từng hàng hoá ; thừa nhận giá thị sử dụng và giá cả hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xă hội ; thừa nhận các hoạt động mua và bán vv Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá tŕnh tái sản xuất , quá tŕnh mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường mà thị trường c̣n kiểm tra, kiểm nghiệm quá tŕnh tái sản xuất quá tŕnh mua bán đó.
     
Đang tải...