Thạc Sĩ Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa Đồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Yếu tố con người luôn có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của
    một tổ chức, một doanh nghiệp. Đặc biệt là trong môi trường giáo dục, môi trường
    lấy con người làm đối tượng – sản phẩm của hoạt động, thì đội ngũ giáo viên, nhân
    viên là tài sản vô giá và quyết định sự thành bại của nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.
    Như vậy, muốn có một đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, có phương pháp sư
    phạm, và muốn có một đội ngũ phục vụ tốt cho giảng dạy nghiên cứu, thì công tác
    quản trị nguồn nhân lực của các trường học cần phải được hoàn thiện trên cơ sở
    những phân tích đặc thù của từng trường, trên cơ sở khảo sát các yếu tố khách
    quan/chủ quan, cơ chế chính sách và nhất là trên kết quả điều tra thực tiễn về mức
    độ hài lòng cũng như ý kiến của cán bộ nhân viên trong trường. Ở Việt Nam, trong
    Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 đã ghi: “Phát triển nhanh nguồn
    nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản
    và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
    phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” 1
    .
    Nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ Alvin Toffler cho rằng trên thế giới có
    ba loại sức mạnh: sức mạnh của bạo lực, sức mạnh của của cải và sức mạnh của tri
    thức. Ông kết luận: “Về lâu dài, máy móc của công ty không còn là quan trọng, cái
    quan trọng thực sự là năng lực nghiệp vụ, năng lực tổ chức các cấp nghiệp vụ và
    những sáng kiến ẩn dấu trong vỏ não của các nhân viên công ty”.
    Trên bình diện quản lý học và cụ thể là quản lý nhân sự, người Nhật đã đạt
    được những bước tiến vượt bậc do họ đã tiếp thu kỹ thuật quản lý phương Tây một
    cách có chọn lọc và cải tiến cho phù hợp với những nét đặc thù của văn hóa Nhật
    trong điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt. Họ đã biết đặt “vấn đề con người” vào
    đúng trung tâm của sự chú ý và bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, sau đó
    là các chính sách, biện pháp cụ thể tác động mạnh mẽ đến đội ngũ những người lao
    động, tạo nên thái độ tích cực của họ đối với sản xuất, đối với công ty, tạo ra một
    đội ngũ những người “sống – chết” với công ty, hết lòng vì thành công của công ty.

    1
    Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ “Về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực việt nam giai
    đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 – 2015”( 18/CT-
    TTg, ngày 30 tháng 5 năm 2012) 2
    Trong xu thế phát triển giáo dục thành một ngành dịch vụ - “trường học là
    một tổ chức kinh doanh giáo dục” – phải đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi chất lượng và
    tính chuyên nghiệp ngày càng cao của xã hội, công tác quản trị nhân sự có ý nghĩa
    rất quan trọng, trở thành yếu tố cơ bản nhất để nhà trường hoạt động hiệu quả và đạt
    chất lượng cao. Trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Đồng Nai (trong luận
    văn này sẽ gọi là Nhà trường hay Trường một cách ngắn gọn) là đơn vị trực thuộc
    Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai. Lãnh đạo Tỉnh và Sở Giao thông Vận tải Đồng
    Nai đã chỉ đạo nhà trường cần tập trung nâng cấp Trường thành một trường Cao
    đẳng nghề Giao thông Vận tải trong tương lai. Để đạt chuẩn trường cao đẳng nghề
    trong tương lai, yếu tố con người (số lượng, bằng cấp, chất lượng chuyên môn)
    cũng như yếu tố quản lý (quy trình, tính năng động hiệu quả) luôn được lãnh đạo
    Nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế hiện nay, công tác quản lý và phát
    triển nguồn nhân lực tại Trường đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế bởi các yếu tố
    khách quan bên ngoài lẫn chủ quan bên trong. Làm sao xây dựng được đội ngũ cán
    bộ, giáo viên có chất lượng, làm sao để tuyển dụng, đào tạo, thu hút và giữ được
    những người tài giỏi là những vấn đề cấp bách đối với nhà trường hiện nay.
    Đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Trung cấp
    nghề Giao thông Vận tải Đồng Nai đến năm 2020” được chúng tôi chọn cũng xuất
    phát từ lý do đó, và cả những lý do cá nhân khác. Hiện học viên thực hiện đề tài này
    đang chịu trách nhiệm quản lý tại phòng Tổ chức Hành chính của Trường. Nhu cầu
    công việc, những thuận lợi trong việc tiếp cận tư liệu, văn bản của Nhà trường,
    cũng như yêu cầu của Ban Giám hiệu trong việc xác định những tồn tại, hạn chế
    trong công tác quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất các giải pháp đúng đắn, kịp
    thời nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, phù hợp với mục
    tiêu xây dựng nhà trường thành trường Cao đẳng nghề là những lý do nghề
    nghiệp để đề tài được chọn thực hiện tại cơ quan.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Để giới hạn phần tình hình nghiên cứu này, chúng tôi chỉ điểm luận một số
    công trình có liên quan trực tiếp đến việc phát triển nguồn nhân lực mà chúng tôi
    tiếp cận được theo 3 hướng: (1) nghiên cứu lý thuyết, (2) nghiên cứu kinh nghiệm 3
    phát triển nguồn nhân lực, (3) nghiên cứu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo
    dục, và nghiên cứu thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Về co sở lý luạ n đối với nguồn nha n lực và phát triển nguồn nha n lực, các
    tác giả đã nghie n cứu khá sa u sắc về các yếu tố cấu thành nguồn nha n lực, mối quan
    hẹ giữa phát triển nguồn nha n lực với quản trị nguồn nha n lực, chỉ r đối tu ợng của
    phát triển nguồn nha n lực. Các công trình này được thực hiện dưới dạng giáo trình
    hay các sách nghiên cứu của Nguyễn ữu Tha n (2001), Trần nh Tài (2007),
    Nguyễn ải ản (2007), Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Đào Công
    Bình (2008), Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010), Trần Kim Dung
    (2011). Về chủ trương Nhà nước, có nghiên cứu của Vương ồng Hà (2012),
    “Quan điểm và chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực. Kỷ yếu hội thảo
    khoa học về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại
    hoá và hội nhập quốc tế” đăng trên tạp chí Cộng sản v.v.
    Về kinh nghiệm và khảo sát nguồn nhân lực nói chung, có thể thấy cũng có
    rất nhiều các nghiên cứu. Năm 2011 có nghiên cứu của Nguyễn Mai ương về
    “Kinh nghiệm một số quốc gia Châu Á về phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình
    hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học về phát
    triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập
    quốc tế (do Tạp chí cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật xuất bản năm 2012)
    là tài liệu mới tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực. Năm
    2012, Bùi Tất Thắng đã viết bài “ uy động nguồn lực thực hiện các đột phá chiến
    lược” tại Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Nguyễn Ngọc Vinh cũng đóng góp ý kiến về
    vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao ở bài viết trong tạp chí Tạp chí phát triển &
    hội nhập, đăng năm 2012.
    Về nghiên cứu nguồn nha n lực trong ngành giáo dục ở Viẹ t Nam, đã có
    mọ t số ít các co ng trình nghie n cứu khác nhau. Năm 2001 có nghiên cứu quan trọng
    của Đỗ Minh Cương (về “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam”
    của NXB Chính trị Quốc gia). Đến 2002, tuyển tập “Từ chiến lược phát triển giáo
    dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực” của NXB Giáo dục đã thảo luận
    nhiều vấn đề phát triển nguồn lực trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Cùng năm,
    “Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực: tuyển tập các công
    trình nghiên cứu và bài” của Trần Khánh Đức (2002) cũng tập hợp nhiều kinh 4
    nghiệm đối với vấn đề nguồn lực trong giáo dục. Sách do NXB Giáo dục xuất bản.
    Viện Thông tin Khoa học Xã hội năm 2005 cũng xuất bản chuyên đề tài liệu phục
    vụ nghiên cứu về “Vấn đề con người, nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo, lao động
    và việc làm”. Nguyễn Cúc (2012) đã trình bày về “Các giải pháp về giáo dục đào
    tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    và hội nhập quốc tế ở nước ta từ 2012 – 2020” trong hội thảo khoa học về “Phát
    triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- Đ và hội nhập quốc tế” và bài viết
    được đăng ở Kỷ yếu hội thảo từ trang 589 đến 594.
    Ngoài ra, đáng chú ý là một số luận án tiến sĩ được thực hiện về vấn đề
    nguồn nhân lực, như các luận án tiến sĩ của Bùi Thị Thanh (2005) về “Phát triển
    nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, của Lê Khánh
    Tuấn (2005) về “Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong
    giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (phân tích thực tiễn tại Thừa
    Thiên Huế), của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2009) về “Phát triển nguồn nhân lực trong
    các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, của
    Trương Thị Thúy Hằng (2012) về “Đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam – những
    thách thức nhìn từ một số thước đo mới về phát triển con người và năng lực cạnh
    tranh”.
    Tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhờ chương trình đào tạo sau đại học ngành Quản
    trị Kinh doanh của đại học Lạc Hồng, chúng tôi tham khảo được khá nhiều luận văn
    cao học về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp,
    TS. Nguyễn Văn Tân và các thầy cô khác hướng dẫn. Các luận văn đã được thực
    hiện về phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần ơn Đồng Nai (Lê Sỹ Căn),
    Khu công nghiệp AMATA - Tỉnh Đồng Nai (Nguyễn Tiến Đức), Công ty Bảo Việt
    Đồng Nai (Đinh Đức Hoà), Công ty Changsin (Nguyễn Ngọc Minh), Chi cục Thuế
    TP Biên Hoà (Lê Thu Thuỷ), Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Nguyễn
    Văn Tín), Công ty TN MTV Xổ số kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai
    (Nguyễn Thái Cẩm Trúc), ngành dệt may tỉnh Đồng Nai (Nguyễn Thị Thuý Điểm),
    các doanh nghiệp da giày có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng
    Nai (Nguyễn Ngọc Linh Giang) v.v và v.v
    2


    2
    Có thể tham khảo danh sách tại trang chủ của trường Đ Lạc Hồng:
    http://www.lhu.edu.vn/443/18710/Danh-sach-de-tai-nganh-QTKD-khoa-2009-2010.html 5
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận văn cao học “Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường
    Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Đồng Nai đến năm 2020” xác định các mục
    đích là thông qua việc khảo sát hệ thống quản trị nguồn nhân lực của Trường, trên
    cơ sở thực trạng đội ngũ nhân lực (quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên phục
    vụ), trên cơ sở khảo sát ý kiến và mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên, sẽ đề xuất
    những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho Trường và đưa ra
    những kiến nghị cho các cấp quản lý tại Trường và cao hơn nữa.
    Luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
    (1) Trình bày cơ sở lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực;
    (2) Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân
    lực tại Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Đồng Nai, nhằm đánh
    giá các mặt được, xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế;
    (3) Đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn
    nhân lực tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Đồng Nai đến
    năm 2020.
    4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Trường TCN-
    GTVT Đồng Nai.
    Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung về cơ sở lý luận công tác quản trị
    nguồn nhân lực và nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực với các
    vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công
    việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các
    chế độ đãi ngộ khác tại trường TCN-GTVT Đồng Nai. Nghiên cứu được thực
    hiện trong phạm vi tư liệu, số liệu, tình hình trong khoảng thời gian là 2011 đến
    nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý thuyết về quản trị kinh doanh, luận văn sử dụng một số phương
    pháp sau:
    Phương pháp tư liệu: Luận văn tập hợp, phân loại, phân tích và tổng hợp tư
    liệu. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra ý kiến riêng của học viên trên cơ sở kinh 6
    nghiệm và tình hình thực tế. Trong quá trình nghiên cứu, các nguồn tư liệu sơ cấp
    liệu được thu thập từ các phòng khoa của Trường và sử dụng từ tài liệu của các
    thông tin chính thức của nhà nước. Nguồn tư liệu thứ cấp gồm các tài liệu nghiên
    cứu của các tác giả trong và ngoài nước, và một số tư liệu thu thập được của người
    viết.
    Phương pháp chuyên gia: Tiến hành các phỏng vấn phi cấu trúc đối với một
    số chuyên gia có kinh nghiệm về vấn đề nguồn nhân lực và một số định hướng về
    phát triển nguồn lực.
    Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi dành cho tất cả cán bộ
    viên chức, nhân viên trong Trường (Xem phụ lục 1). Ngoài các câu hỏi về thông tin
    cá nhân, bảng hỏi về ý kiến và mức độ hài lòng ở 4 góc độ về công việc hiện tại,
    lương và các chế độ, đào tạo phát triển và môi trường làm việc. Số liệu được nhập
    vào Excel và xử lý đơn giản nhằm tìm ra các số liệu phần trăm tổng hợp. Ngoài ra,
    trên cơ sở kết quả số liệu, học viên tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng cán
    bộ nhân viên nhằm xác định r hơn các câu hỏi định tính (các câu hỏi 13 đến 16,
    22, 31, 38 và 39 của bảng hỏi).
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo ra, luận
    văn bao gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức
    Chương 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại trường Trung cấp nghề
    Giao thông Vận tải Đồng Nai.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường Trung
    cấp nghề Giao thông Vận tải Đồng Nai đến năm 2020.
     
Đang tải...