Luận Văn Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam



    LỜI MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Cây điều Việt Nam được quan tâm trồng từ những năm 80. Đến nay, ngành điều việt Nam đã phát triển mạnh, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu về sản lượng xuất khẩu nhân điều thô với trên 50% thị phần thế giới, vượt qua cường quốc điều Ấn Độ. Hiện tại , sản phẩm điều được đánh giá là một trong những hàng nông sản trọng điểm của quốc gia, có thị trường xuất khẩu và có giá ổn định; là một trong bốn mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu cao cùng với gạo, cà phê, cao su. Theo Tổng công tyớc tính kim ngạch xuất khẩu điều năm 2005 đã mang về 0,5 tỷ USD, chiếm 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
    Sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp chế biến điều trong nước diễn ra với tốc độ cao về số lượng trong những năm qua . Năm 1988, cả nước chỉ có ba cơ sở chế biến nhân điều thô với công suất 1.000tấn hạt. Đến năm 2006, cả nước đã có hơn 224 cơ sở chế biến với tổng công suất lên đến 730 ngàn tấn hạt/năm( Cục chế biến NLS &NM, 2007). Tuy nhiên, chế biến của chúng ta mới dừng lại ở công đoạn chế biến nhân thô là chính nên giá trị gia tăng thu được từ sản xuất điều còn thấp.
    Phần lớn sản phẩm điều thu được là dành để xuất khẩu là nên nghiên cứu để xác định các yếu tố để phát triển hơn nữa ngành điều, tìm cách để hạt điều Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới là rất cần thiết. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam đang trong bước đầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO), việc xác định tiềm năng cạnh tranh của ngành điều Việt Nam là vô cùng cần thiêt để có những định hướng phát triển hợp lý và kịp thời trong thời gian tới.
    Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 78 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2006, ngành điều Việt Nam đã có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế lên tới 130 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD, chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế giới. Với các thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada. Đặc biệt, Mỹ là thị trường tiêu thụ lượng hạt điều lớn. Riêng năm 2006, xuất khẩu điều vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản lượng điều xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, chiếm 20% thị phần xuất khẩu; tiếp đó là thị trường các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Như đã nói trên, Việt Nam có lợi thế về phát triển và xuất khẩu nhân điều. Tuy vậy, có một số vấn đề như: Mức độ đầu tư thâm canh, giống chưa được chọn lọc, giống tốt chưa đủ cung cấp cho sản xuất, tỷ lệ diện tích cho năng suất cao thực sự còn ít, thương hiệu chưa được Doanh nghiệp trong nước trong nước quan tâm đúng mức, thị trường trong nước còn bỡ ngỡ làm cho sức cạnh tranh của ngành điều Việt Nam còn bị hạn chế gây ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của ta và uy tín đối với đối tác. Tìm kiếm thị trường mới đã khó, chiếm lĩnh và giữ vững thị trường còn khó hơn.
    Từ điều này, trong thời gian thực tập tại Viện chiến lược và Chính sách phát triển NNNT, em đã chọn đề tài ”Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam”.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường tiêu thụ nông sản nói chung, thị trường điều nói riêng.
    - Phân tích,đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ nói chung, xuất khẩu nói riêng và nguyên nhân cơ bản của nó.
    - Đưa ra một số kiến nghị.

    III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho điều Việt Nam.

    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp so sánh
    - Phương pháp phân tích nhanh
    - Phương pháp chuyên gia

    V. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
    Kết cấu đề tài bao gồm: Phần mở đầu, thân bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường
    Chương II: Thực trạng mở rộng thị trường điều.
    Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều

    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Văn Định, các thầy cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và PTNT cùng toàn thể các cô chú ở phòng khoa học, viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT đã giúp em hoàn thành đề tài này.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I 3

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG 4
    I. BẢN CHẤT – VAI TRÒ – CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 4
    1. Bản chất thị trường nông nghiệp 4
    2. Vai trò của thị trường nông nghiệp 8
    3. Chức năng của thị trường nông nghiệp 9
    II/ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG 10
    1. Phân loại theo yếu tố sản xuất: 10
    1.1. Thị trường các yếu tố đầu vào. 10
    1.2. Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng. 10
    2. Phân loại theo phạm vi hoạt động 11
    3. Phân loại theo vai trò của thị trường 11
    4. Phân loại theo mức độ cạnh tranh 11
    4.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 12
    4.2. Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền: 12
    4.3. Thị trường độc quyền: 12
    III. THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 13
    1. Khái niệm và vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp 13
    1.1. Khái niệm thị trường sản phẩm nông nghiệp 13
    1.2. Vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp. 13
    2.Đặc điểm của thị trường sản phẩm nông nghiệp. 15
    2.1.Đặc điểm chung của thị trường: 15
    2.2 Đặc điểm về cầu nông sản trên thị trường : 16
    2.3 Đặc điểm về cung nông sản trên thị trường : 16
    2.4 Đặc điểm về giá trên thị trường : 17
    3. Cơ cấu tổ chưc thị trường nông nghiệp . 18
    IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ HẠT ĐIỀU 19
    1.Chất lượng nông sản hàng hóa : 19
    1. Nhân tố về giá cả 19
    3.Thu nhập của người tiêu dùng : 20
    4. Năng suất cây trồng vật nuôi : 21
    5. Mức độ rủi ro : 21
    6. Quy mô dân số 21
    7. Phong tục tập quán : 21

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU 23
    1.Những tiềm năng vè tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam 23
    1.1.Tiềm năng về tự nhiên ( Đất đai, thời tiết- khí hậu) 23
    2.Đặc điểm kinh tế-xã hội 23
    2.1.Tiến bộ khoa học- công nghệ để thâm canh tăng năng suất, chế biến điều. 23
    2.2 Tập quán sản xuất 24
    II. Tình hình sản xuất điều Việt Nam 24
    1. Về diện tích 24
    2.Về năng suất điều Việt Nam 27
    3.Về sản lượng hạt điều Việt Nam 28
    4.Khả năng chế biến bảo quản 30
    5.Vấn đề áp dụng khoa học –công nghệ trong sản xuất, chế biến 32
    III.Tình hình mở rộng thị trường hạt điều. 34
    1.Thị trường trong nước. 34
    2.Thị trường xuất khẩu. 35
    VI.Đánh giá thực trạng mở rộng thị trường. 42
    1.Kết quả đạt được 42
    2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 48

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU 55
    I.QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 55
    1.Quan điểm mở rộng thị trường. 55
    1.1. Mở rộng thị trường phải gắn với nhu cầu thị trường. 55
    1.2 Mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội. 56
    1.3.Mở rộng thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuát kinh doanh sản phẩm hạt điều. 57
    1.4. Mở rộng thị trường còn khẳng định vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường. 58
    1.5. Thị trường mở rộng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm 58
    2.Định hướng mở rộng thị trường. 58
    II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU VIỆT NAM 59
    A.Những giải pháp về tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm . 59
    1.Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường. 59
    1.1. Giải quyết các vấn đề ruộng đất 60
    1.2 Tiếp tục mở rộng diện tích trồng điều: 61
    1.3 Thực hiện tốt công tác khuyến nông,khuyến công. 61
    2.Thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật sản xuất 62
    2.1. Kỹ thuật chăm sóc vườn điều sau thu hoạch 62
    2.1.1 Dọn vệ sinh vườn 62
    2.1.2. Bón phân tưới nước giúp cây phục hồi Error! Bookmark not defined.
    2.2. Kỹ thuật xử lý rụng lá điều 63
    2.3. Kích thích ra hoa 63
    2.4.Hạn chế khô đen bông, chống rụng bông 64
    2.5. Kỹ thuật xử lý đậu trái 65
    2.6 Nuôi dưỡng trái và chống rụng trái non 65
    3.Làm tốt công tác bảo quản, chế biến 66
    4. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và chế biển để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả. 67
    B.CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 68
    1. Tổ chức hợp lý các kênh phân phối tiêu thụ hạt điều và sản phẩm từ hạt điều 68
    2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp. 69
    3. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm. 69
    3.1 Nghiên cứu kỹ cung – cầu sản phẩm trên thị trường. 69
    3.2. Nghiên cứu, phân tích giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước. 70
    3.3. Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. 71
    4. Xây dựng thương hiệu hạt điều và sản phẩm chế biến từ hạt điều 72
    4.1. Làm thế nào để khẳng dịnh được nhãn hiệu hạt điều Việt Nam .
    4.2 Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hạt điều 73
    5. Đào tạo nhân lực 73
    6.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội địa. 74
    6.2. Các biện pháp cụ thể. 74
    7. Biện pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường ngoài nước. 76
    7.1. Triển vọng xuất khẩu 76
    7.2. Các giải pháp cụ thể 76
    7.3. Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều 80
    C. Những giải pháp về cơ chế chính sách. 81

    KẾT LUẬN 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...